img

Là một những phát minh quan trọng trong thế kỷ 20 của nước Nhật, mì ăn liền không chỉ được yêu thích tại nơi nó sinh ra mà còn được tiêu thụ nhiều ở các quốc gia khác trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Theo thống kê được công bố bởi Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA), Việt Nam đang đứng thứ 5 trên thế giới về mức độ tiêu thụ mì ăn liền, sau Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản và Ấn Độ. Năm 2018, người Việt tiêu thụ khoảng 5.2 tỉ sản phẩm mì ăn liền khác nhau. 

Câu chuyện ra đời và phát triển của mì ăn liền cũng là một trong những câu chuyện truyền cảm hứng mang đậm tinh thần Omoiyari "nghĩ cho người khác" của người Nhật.

Câu chuyện về những gói mì mang tinh thần Omoiyari - Ảnh 1.

Sau chiến tranh thế giới thứ II, do thiếu thốn thực phẩm nên quân đội Mỹ đã cung cấp cho người Nhật các túi bột mì và khuyến khích họ làm bánh mì. Khi đó có một người đàn ông người Nhật không hiểu vì sao họ phải làm bánh mì thay vì mì sợi, món ăn đã trở thành một nền văn hóa của đất nước mặt trời mọc. Trong một ngày nọ đi bộ trên phố, chứng kiến cảnh nhiều người dân phải đứng chờ khá lâu cho một bát mì ramen tươi đã thúc đẩy người đàn ông đó gợi lên ý tưởng về một món ăn tiện lợi, nhanh chóng, có thể giúp đỡ mọi người trong hoàn cảnh khó khăn. Ban đầu việc chế tạo mì ăn liền rất khó khăn, đặc biệt trong khâu bảo quản. Những sợi mì rất dễ bị mốc và giữ cho sợi mì khô là một vấn đề nan giải. Mọi việc thay đổi khi người đàn ông ấy tình cờ thả một vắt mì vào chảo dầu sôi mà vợ mình đang chuẩn bị để nấu bữa tối. Và ông đã khám phá ra rằng, dầu chiên không chỉ tách hết nước trong vắt mì mà còn tạo ra những lỗ nhỏ trong mỗi sợi mì, giúp mì nhanh chín hơn khi chế nước sôi. Mì ăn liền ra đời từ đó.

Câu chuyện về những gói mì mang tinh thần Omoiyari - Ảnh 2.

Lúc mới ra đời, mì ăn liền là một món ăn xa xỉ bởi sản xuất thủ công và số lượng hạn chế. Tuy nhiên, người Nhật có văn hóa kinh doanh rất hay, họ sẵn sàng chia sẻ bí quyết làm ra mì ăn liền của mình với nhiều người khác để tạo ra một thị trường nhiều nguồn cung, đa dạng sản phẩm để càng nhiều người tiêu dùng có thể tiếp cận sản phẩm và có được mức giá bán phù hợp.

Câu chuyện về những gói mì mang tinh thần Omoiyari - Ảnh 3.

Sau hơn 5 thập kỷ xuất hiện, từ một sản phẩm mang tính địa phương, giờ đây mì ăn liền đã trở thành loại thực phẩm phổ biến trên toàn thế giới. Từ học sinh sinh viên đến công nhân, nhân viên văn phòng, doanh nhân, bác sĩ… có ai mà không ăn mì. Món ăn thơm ngon, tiện lợi này còn được từ người già, người lớn đến trẻ nhỏ đều yêu thích. Đặc biệt hơn nữa, sự xuất hiện của những gói mì được trao tay trong những lúc "mềm trời chiếu đất" khi gặp phải thiên tai: lũ lụt, động đất, hạn hán… thật ấm lòng. Lúc bấy giờ, không chỉ là một món ăn nhanh nữa mà trong những gói mì còn có cả sự quan tâm sâu sắc và những trái tim biết đồng cảm.

Câu chuyện về những gói mì mang tinh thần Omoiyari - Ảnh 4.

Là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tham gia ngành hàng sản xuất mì ăn liền tại Nhật Bản, hiểu rõ những giá trị của sản phẩm và đóng góp cho sự phát triển của ngành hàng này tại Việt Nam trong gần 25 năm qua, Acecook luôn mang tinh thần Omoiyari – Nghĩ cho người khác gửi trọn vào trong từng sản phẩm của mình. 

Từ những ngày đầu đặt chân đến Việt Nam, doanh nghiệp này xác định: ‘Yếu tố quyết định thành công của một sản phẩm thực phẩm là khẩu vị. Muốn sản phẩm được thị trường đón nhận thì hương vị phải phù hợp với khẩu vị người dùng địa phương. Vì vậy, với việc lựa chọn chiến lược kết hợp "công nghệ Nhật Bản, hương vị Việt Nam" nhiệm vụ tạo ra hương vị địa phương được tin tưởng giao cho bộ phận chuyên môn người Việt quyết định, dựa trên kỹ thuật sản xuất của người Nhật. Chính sự kết hợp này đã tạo ra những sản phẩm được người dùng đón nhận và yêu thích như Hảo Hảo. Theo báo cáo thường niên Brand Footprint 2019 do Kantar Worldpanel thực hiện, mì Hảo Hảo –là nhãn hiệu được chọn mua nhiều nhất tại 4 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ. Sản phẩm này cũng đã đạt kỷ lục là mì ăn liền được tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam trong 18 năm (từ năm 2000 - 2018), với hơn 20 tỉ gói được phục vụ người tiêu dùng kể từ khi ra mắt trên thị trường.

Câu chuyện về những gói mì mang tinh thần Omoiyari - Ảnh 5.

Sau khẩu vị và chất lượng, việc cân bằng giá cho tương thích thị trường cũng là bài toán khó đối với doanh nghiệp này, bởi khi mới thành lập, Acecook Việt Nam ứng dụng công nghệ và sử dụng nguyên liệu của Nhật Bản nên giá thành sản phẩm rất cao, gấp đến 2-3 lần so với giá bán tầm 600-700 đồng/gói trên thị trường, nên không thể bán được với số lượng lớn. Đáp số mà doanh nghiệp đưa ra là phải tìm cách tiết giảm chi phí chứ không giảm chất lượng. Để làm được như vậy, Acecook đã tìm đến các nhà cung cấp nguyên liệu tại Nhật Bản, nhờ họ tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật miễn phí cho các nhà cung cấp Việt Nam, mặt khác hỗ trợ một phần trong việc nâng cấp một số thiết bị, máy móc, hệ thống nhà máy theo chuẩn của doanh nghiệp. Sau 05 năm thực hiện và chuyển đổi, đến năm 2000, doanh nghiệp cũng đã có được những nhà cung cấp nguyên liệu trong nước tốt, đáp ứng nhu cầu và bắt đầu cân bằng về giá với thị trường. 

Qua đó có thể thấy, tinh thần Omoiyari "nghĩ cho người khác" đã được thể hiện rất rõ rệt từ những ngày đầu thành lập, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích chung luôn được đặt trong suy nghĩ và là yếu tố quan trọng trong mọi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp này.

Câu chuyện về những gói mì mang tinh thần Omoiyari - Ảnh 7.

Nghĩ cho người khác trước tiên là nghĩ cho người tiêu dùng. Để người tiêu dùng luôn an tâm, thoải mái và thưởng thức trọn vẹn được vị ngon của từng sản phẩm, Acecook Việt Nam luôn chú trọng đến các công tác kiểm soát và đảm bảo chất lượng trong suốt quy trình sản xuất của mình. Doanh nghiệp cho biết, chất lượng sản phẩm đối với ngành thực phẩm nói chung và mì ăn liền nói riêng, nhằm thỏa mãn điều kiện cơ bản quan trọng nhất và yêu cầu tối thiểu nhất là tính an toàn và an tâm. Sau đó sẽ mở rộng hương vị và đa dạng trải nghiệm để nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng. 

Vì vậy, để đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt nhất, Acecook Việt Nam luôn tiến hành kiểm soát chặt chẽ ngay từ nguyên liệu đầu vào. Theo đó, nguyên liệu dùng để sản xuất mì ăn liền như bột lúa mì, dầu thực vật cùng các loại gia vị, rau củ tự nhiên, bột thịt, bột trứng, bột tôm… cho đến bao bì đều được nhập từ những nhà cung cấp uy tín, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Các nhà cung cấp cũng phải trải qua quá trình đánh giá và tái đánh giá hàng năm nhằm đảm bảo duy trì chất lượng.

Câu chuyện về những gói mì mang tinh thần Omoiyari - Ảnh 8.

Bất ngờ hơn cả, để làm nên một gói mì nhỏ bé với cách chế biến đơn giản mà Acecook Việt Nam xây dựng hẳn một phòng thí nghiệm với trang thiết bị tối tân để kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh, hóa lý cũng như những tiêu chuẩn đặc biệt như NON-GMO (không biến đổi gen), dư lượng thuốc trừ sâu… Được đầu tư lên đến hàng triệu đô, phòng thí nghiệm này đã giúp kiểm tra nguyên liệu, thành phẩm một cách nhanh chóng, chính xác, trung thực và khách quan, nhằm đảm bảo mì ăn liền đến tay người tiêu dùng đều là những sản phẩm chất lượng, thơm ngon và an toàn nhất. 

Sản phẩm tốt được tạo nên từ nguyên liệu tốt còn chưa đủ, mà cần có kỹ thuật tốt và phương pháp quản lý tốt. Theo đó, vế đầu tiên của chiến lược "Công nghệ Nhật Bản, hương vị Việt Nam" được Acecook Việt Nam đặt nền móng vững chắc ngay từ khi bước chân vào thị trường mì ăn liền còn sơ khai. Toàn bộ dây chuyền sản xuất tại Acecook Việt Nam đều được thiết kế khép kín theo tiêu chuẩn Nhật Bản, không bị côn trùng xâm nhập. Đi cùng với đó là hệ thống máy móc đạt mức độ tự động hóa gần như 90%, được làm bằng thép không gỉ giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở mức cao nhất. Tại nhà máy Acecook, quá trình sản xuất luôn được đặt dưới sự giám sát của các chuyên gia Nhật thường xuyên túc trực nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm mì ăn liền tại Việt Nam và Nhật Bản đều cùng một hệ thống kiểm soát chất lượng. Trên từng công đoạn, ở mỗi yếu tố tác động đều được kiểm tra để mỗi sản phẩm đến tay người tiêu dùng là những sản phẩm hoàn chỉnh nhất. Các sản phẩm bị lỗi trong quá trình sản xuất (vàng không đều, thiếu trọng lượng…) sẽ bị nghiền nát trước khi ra khỏi nhà máy để người tiêu dùng không sử dụng các sản phẩm lỗi của nhà máy dưới bất kỳ hình thức nào.

Câu chuyện về những gói mì mang tinh thần Omoiyari - Ảnh 9.

Ngoài ra, nhờ áp dụng công nghệ chiên hiện đại thông qua việc gia nhiệt dầu gián tiếp bằng hơi nước bên ngoài trước khi đưa vào chảo chiên, đồng thời lắp đặt các thiết bị điều khiển tự động, có thể chủ động kiểm soát việc kiểm soát nhiệt độ dầu bên trong chảo luôn ổn định và tự động bổ sung dầu mới liên tục, đều đặn trong suốt quá trình chiên nên Acecook Việt Nam đã kiểm soát và hạn chế tối đa hàm lượng transfat (chất béo không tốt) trong mì ăn liền. Theo kết quả công bố từ Trung tâm 3 (2016), hàm lượng transfat trong sản phẩm của doanh nghiệp chỉ dao động từ 0.01 - 0.04g/khẩu phần, thấp hơn nhiều so với quy định của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ - FDA (nếu sản phẩm có chứa dưới 0.5g transfat trên một khẩu phần ăn thì được phép công bố "0 gram transfat"). 

Hơn 26 năm gắn bó với Việt Nam, thương hiệu đến từ Nhật Bản - Acecook đã mang đến cho người tiêu dùng Việt không chỉ dừng lại ở hơn 2,8 tỷ gói mì mỗi năm, mà ẩn sau đó còn là nhiều giá trị vô hình sâu sắc: Sự ngon miệng, an tâm và hơn cả là cảm giác hạnh phúc khi sử dụng một sản phẩm mà người tiêu dùng biết chắc chắn là an toàn, an tâm. Đây cũng chính là những "hạt mầm" Omoyari – Nghĩ cho người khác mà doanh nghiệp Nhật Bản này kiên trì lan tỏa đến từng người dân Việt Nam.

Nam Phương
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ


Ánh Dương

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên