MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cây trồng biến đổi gen mang lại lợi ích lâu dài cho nông nghiệp Việt?

60% diện tích trồng ngô hiện tại, nếu thay thế bằng giống ngô biến đổi gen đang chờ duyệt, sẽ mang lại tổng lợi ích kinh tế là 110,8 triệu USD, theo nhóm chuyên gia nông nghiệp của VBF.

Thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hay các giống lai tạo biến đổi gen là một trong những vấn đề quan trọng được Nhóm công tác Nông nghiệp, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) nêu ra với Chính phủ Việt Nam.

Từ năm 2014 đến nay, nhóm chuyên gia nói rằng có 51 hồ sơ thưc phẩm và thức ăn chăn nuôi đã được nộp chờ phê duyệt ở Việt Nam. Trong số đó, chỉ có 21 đơn được phê duyệt, 30 đơn còn lại vẫn đang chờ phê duyệt từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).

Quá trình phê duyệt, theo nhóm chuyên gia VBF là đã bị kéo dài quá thời gian mà luật quy định.

Trong 30 đơn đang chờ phê duyệt, các sản phẩm bao gồm: 5 giống ngô, 5 giống hạt cải dầu 8 giống đậu nành, 3 giống cỏ linh lăng, và 9 giống cây khác. "Tất cả đều đáp ứng đủ các yêu cầu quy định và chỉ chờ phê duyệt của Bộ trưởng", Nhóm nông nghiệp nhấn mạnh.

Việt Nam, theo phân tích, đang thiếu một cơ hội then chốt để hiện thực hóa phát triển kinh tế thông qua ngành Nông nghiệp. Nhóm nông nghiệp cho rằng có thể hiện thực hoá điều này thông qua việc xem xét, phê duyệt những giống cây mới.

Đơn cử như  8 đơn phê duyệt của loại ngô lai tạo mới chứa đặc tính chống côn trùng và công nghệ kiểm soát cỏ dại. Và  30 hồ sơ thực vật biến đổi gen chờ phê duyệt để được dùng trong Thực phẩm và Thức ăn chăn nuôi. Việc phê duyệt/xem xét các hồ sơ này đã bị trì hoãn, một số lên đến 3 năm, mặc dù tất cả các yêu cầu đã được đáp ứng.

Việc phê duyệt đúng hạn cho các loại cây trồng và hạt giống mới sẽ giúp Chính phủ đạt được kế hoạch tái cấu trúc ngành nông nghiệp và tăng cường sản lượng và độ bền vững của nông dân cũng như chuỗi cung ứng thực phẩm, theo nhóm chuyên gia.

Ví dụ như tổng lợi ích kinh tế đối với kinh tế của nông thôn Việt Nam sẽ lên đến 110.8 triệu USD mỗi năm nếu như 60% diện tích trồng ngô được thay bằng giống ngô đang chờ được phê duyệt.

Do vậy, nhóm chuyên gia đề xuất đẩy nhanh việc xem xét và phê duyệt đối với các giống lai biến đổi gen và thực phẩm, thức ăn chăn nuôi biến đổi gen vì chúng đã bị trì hoãn quá thời gian quy định của luật pháp.

"Với 8 giống lai Biến đổi gen, nếu không được giải quyết sớm, sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp cận các giống lai tạo tiên tiến", nhóm này cho biết.

Bên cạnh đó, nhóm này cũng nói rằng nếu việc phê duyệt cho 30 sản phẩm nêu trên không được xử lý sớm, việc nhập khẩu các sản phẩm chưa đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật có thể bị hạn chế, dẫn đến thiệt đáng kể lâu dài đối với kinh tế Việt Nam cũng như đối với người tiêu dùng và người kinh doanh, bao gồm hàng triệu nông dân Việt Nam và các nhà sản xuất chăn nuôi lợn, gia cầm, thủy sản cũng như các nhà sản xuất chế biến thực phẩm.

· Thúc đẩy các cơ hội của các ngành công nghiệp thông qua các cuộc đối thoại mang tính xây dựng nhằm chỉ ra các vấn đề nổi trội hoặc đang thu hút sự quan tâm của Chính phủ về việc áp Báo cáo của Nhóm Công tác Nông nghiệp Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam Giữa kỳ, 2018 Trang 7/7 dụng thêm các công nghệ sinh học cho nông nghiệp Việt Nam, và về cách thức để ngành Nông nghiệp có thể đóng góp, hướng đến quy trình phê duyệt - đăng ký hiệu quả và ổn định hơn.

Hà Thu

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên