img

à một trong những doanh nghiệp FDI đầu tiên "đặt chân" đến Việt Nam ngay giai đoạn đất nước bắt đầu "mở cửa" chào đón các nhà đầu tư, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam trực thuộc C.P. Group đã viết nên câu chuyện phát triển thần kỳ của riêng mình trong hơn ¼ thế kỷ, góp phần thay đổi cuộc sống của nhiều người dân Việt, góp sức không nhỏ trong quá trình hình thành và xây dựng một nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại.

Bắt đầu từ một văn phòng đại diện nhỏ tại TP.HCM vào năm 1988, đến nay, chuỗi sản xuất 3F khép kín từ nông trại đến bàn ăn: Feed - Farm - Food của C.P. Việt Nam đã phủ khắp dải đất hình chữ S với 10 nhà máy chế biến thức ăn phục vụ cho chăn nuôi thủy sản, gia súc, gia cầm; 5 nhà máy chế biến thịt, thủy sản và hơn 90 chi nhánh trang trại khắp các tỉnh thành.

CEO C.P. Việt Nam: “Thông điệp của chúng tôi là Đền ơn Tổ quốc Việt Nam” - Ảnh 2.

Quan trọng hơn hết, từ vài người đi trước "mở đường", hiện, C.P. Việt Nam đã trở thành "ngôi nhà thứ 2" của hơn 20.000 nhân viên, là đối tác của hàng ngàn nông dân, các đơn vị sản xuất trên khắp Việt Nam. Mới đây, nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập (1993 - 2018), C.P. Việt Nam đã được vinh dự nhận Huân chương lao động hạng Ba của Nhà nước Việt Nam cho những đóng góp bền bỉ của mình.

Một ngày cuối tháng 11/2018, vừa tròn cột mốc 30 năm khi C.P. chính thức đặt chân vào Việt Nam, tại văn phòng C.P. ở TP.HCM, ông Montri Suwanposri, Tổng giám đốc Công ty đã có những chia sẻ chân tình về hành trình hơn ¼ thế kỷ của C.P. Việt Nam.

CEO C.P. Việt Nam: “Thông điệp của chúng tôi là Đền ơn Tổ quốc Việt Nam” - Ảnh 3.

Là nhóm doanh nghiệp FDI đầu tiên về lĩnh vực chăn nuôi vào Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, ông có nhận xét gì về môi trường đầu tư của Việt Nam khi đó?

Thời điểm bắt đầu đầu tư tại Việt Nam, C.P. Group đã là một trong những tập đoàn mạnh nhất trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, chế biến thực phẩm của Thái Lan với bề dày phát triển hơn 70 năm. Chúng tôi đã dành 5 năm tìm hiểu về con người, văn hóa, điều kiện kinh tế, chính sách, khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam xem có phù hợp với đầu tư nông nghiệp không. Chúng tôi nhận thấy Việt Nam và Thái Lan có sự tương đồng rất lớn về văn hóa, điều kiện khí hậu đất đai. Nên ngay từ những ngày đầu, chúng tôi đã có niềm tin chắc chắn người Việt sẽ thành công trong lĩnh vực nông nghiệp với cách làm mới và sự hỗ trợ về công nghệ, kỹ thuật.

CEO C.P. Việt Nam: “Thông điệp của chúng tôi là Đền ơn Tổ quốc Việt Nam” - Ảnh 4.

Điều chúng tôi đặc biệt ấn tượng là tình cảm và sự thân tình của người Việt. Đi đến đâu các thành viên C.P. cũng được các cấp chính quyền hỗ trợ rất nhiệt tình, đáp ứng các yêu cầu để mình vững tâm đầu tư vào Việt Nam. Bà con nông dân thì chào đón chúng tôi như những người anh em thân thiết.

Hiện nay, C.P. Việt Nam đã hợp tác với nông dân Việt ở những mảng chính nào, thưa ông?

Chúng tôi đã nỗ lực hết mình trong việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ con giống, kỹ thuật cho bà con nông dân, xây dựng những chuỗi mô hình khép kín, góp phần cùng Nhà nước và nông dân cải thiện nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp hơn.

Đến hôm nay, tôi có thể tự hào khẳng định: C.P. Việt Nam đã có sự gắn bó thân thiết với nông dân Việt, như anh em của một đại gia đình cùng mục tiêu phát triển nông nghiệp. C.P. có nhiều mô hình khác nhau trong nhiều ngành chăn nuôi: tôm, cá, gia súc, gia cầm, phù hợp với từng yêu cầu và năng lực tài chính cụ thể của từng nông dân.

CEO C.P. Việt Nam: “Thông điệp của chúng tôi là Đền ơn Tổ quốc Việt Nam” - Ảnh 5.

Khoảng vài năm trước, có thông tin C.P. Việt Nam được một công ty Hồng Kông mua cổ phần, thực hư việc này như thế nào?

CEO C.P. Việt Nam: “Thông điệp của chúng tôi là Đền ơn Tổ quốc Việt Nam” - Ảnh 6.

Cách đây 7 năm, có tin C.P. Việt Nam đã bán cho Trung Quốc, nhưng chúng tôi khẳng định, C.P. Group là Tập đoàn 100% của Thái Lan. Lý do có thông tin này là vì C.P. Group Thái Lan đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần đang nắm giữ ở C.P. Việt Nam sang cho công ty con C.P. Pokphand trụ sở ở Hồng Kông. Trước đây, C.P. Việt Nam thuộc thị trường chứng khoán bên Thái Lan nhưng sau khi chuyển đổi, C.P. Việt Nam đã tham gia thêm vào thị trường chứng khoán của Hồng Kông. Vì vậy, sự chuyển đổi cơ cấu sở hữu trong nội bộ này chỉ nhằm mục đích giúp C.P. Group tăng thêm khả năng huy động vốn đầu tư.

Tuy nhiên, tôi cũng muốn nhấn mạnh một điều này, chúng tôi đã và đang xây dựng C.P. Việt Nam là của Việt Nam vì tất cả lợi nhuận có được từ thị trường này đều hoàn toàn dùng để tái đầu tư ở Việt Nam. Chúng tôi có 20.000 cán bộ công nhân viên. Mai mốt con cháu của công nhân viên sẽ tiếp tục làm tại đây. Lãnh đạo Thái Lan cũng dần dần rút về hoặc ở vị trí cố vấn, còn lãnh đạo C.P. Việt Nam chủ chốt là người Việt Nam. Dù chuyển về thị trường chứng khoán Hông Kông nhưng tất cả đều là công ty con trực thuộc Tập đoàn C.P. Group Thái Lan.

CEO C.P. Việt Nam: “Thông điệp của chúng tôi là Đền ơn Tổ quốc Việt Nam” - Ảnh 7.

Điều gì khiến cho 20.000 con người có thể gắn kết với nhau để cùng phát triển, thưa ông?

Công ty C.P. Việt Nam là một công ty thấm nhuần văn hóa biết ơn và biết đền ơn. Thông điệp của toàn công ty chúng tôi là: Đền ơn Tổ Quốc Việt Nam. Chính vì vậy mới có Quỹ hỗ trợ từ thiện C.P. Việt Nam cho các hoạt động thiện nguyện; Hội Liên hiệp Thanh niên C.P. Việt Nam trực thuộc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam. Văn hóa biết ơn, đền ơn cứ tự nhiên lan tỏa như một điều hiển nhiên và đã giúp C.P. Việt Nam tạo được bản sắc của riêng mình.

CEO C.P. Việt Nam: “Thông điệp của chúng tôi là Đền ơn Tổ quốc Việt Nam” - Ảnh 8.

Có một điều đặc biệt là người Việt rất tình cảm. Chữ tình cảm này tôi không tìm thấy từ tương đồng trong tiếng Thái. Điều này lạ lắm, chỉ có thể cảm nhận từ trái tim mình. C.P. Việt Nam có 20.000 con người nhưng coi nhau như gia đình, cùng giúp đỡ lẫn nhau, cùng học hỏi để trở nên giỏi hơn. Đó là điều tuyệt vời nhất.

CEO C.P. Việt Nam: “Thông điệp của chúng tôi là Đền ơn Tổ quốc Việt Nam” - Ảnh 9.

Ở C.P. Group, từ cấp lãnh đạo đến nhân viên đều nằm lòng triết lý 3 lợi ích: Đó là lợi ích cho đất nước đó, lợi ích cho người dân và cuối cùng là lợi ích cho công ty, cho cán bộ, công nhân viên của mình. Dù đến đầu tư ở nước nào thì các hoạt động đều xoay quanh triết lý này. Tôi rất vui vì văn hóa Thái Lan và Việt Nam khá tương đồng. Mọi thành viên của C.P. Việt Nam ai cũng được thấm nhuần những điều này.

Những nhân viên công ty vẫn kể lại câu chuyện, ông đã không ngần ngại cho máu để cứu sống kịp thời một em bé con của một nhân viên công ty? Cảm xúc của ông khi làm điều này như thế nào?

À, điều này bình thường thôi mà. Hiến máu là việc làm thường xuyên của chúng tôi. Tôi có nhóm máu AB, là một dạng máu hiếm. Lần đó, tôi đang bận công tác nhưng khi nghe con cháu của mình đang ngặt nghèo, cần máu mới giữ được tính mạng, mà máu đó mình lại có sẵn thì sao tôi lại không làm. So với mạng sống thì mọi chuyện đều có thể gác lại. Nếu tôi không đi hiến máu, tôi sẽ ngủ không yên, cảm thấy như mình thiếu trách nhiệm với con cháu mình. Chỉ một hành động nhỏ của mình mà cứu sống một sinh mạng, thì còn điều gì hạnh phúc hơn thế?

C.P. là doanh nghiệp đã đồng hành với nhiều chương trình thiện nguyện có ý nghĩa như Hành Trình Đỏ, vận động toàn dân tham gia hiến máu… và sắp tới là Chương trình Khát vọng sáng giúp đỡ cho hơn 3 triệu người khiếm thị Việt Nam. Điều gì đã khiến cho C.P. Việt Nam lựa chọn con đường kinh doanh song hành với thiện nguyện vì cộng đồng như vậy?

Trong kinh doanh, thì ta có thể đền ơn Tổ quốc bằng cách nào? C.P. đã thể hiện lòng biết ơn và đền ơn bằng cách phát triển bền vững hướng đến mục tiêu chung; bảo vệ môi trường và bằng các hoạt động thiện nguyện. Tôi nghĩ C.P. Việt Nam thành công là từ văn hóa biết ơn, đền ơn và biết chia sẻ. Đây là văn hóa của tập đoàn. Những người tiền nhiệm của C.P. Việt Nam đã khởi xướng, duy trì và chúng tôi là người tiếp nối tinh thần này. Được làm thiện nguyện, cá nhân của mỗi con người C.P. đã thấy vui rồi, từ đó chúng tôi cũng có sức mạnh để làm những việc lớn lao hơn.  

CEO C.P. Việt Nam: “Thông điệp của chúng tôi là Đền ơn Tổ quốc Việt Nam” - Ảnh 12.

Nhắc đến C.P Việt Nam, một số người hay định danh, C.P. là một "ông lớn" trong ngành nông nghiệp, ông nghĩ như thế nào về cách gọi này?

Tôi không hiểu cách gọi "ông lớn" thì mức độ của nó như thế nào, nhưng nếu đánh giá ở mức độ tập đoàn trong quá trình phát triển gần 100 năm thì C.P. cũng đã đạt được rất nhiều thành công trong lĩnh vực nông nghiệp và một số lĩnh vực khác. Hiện nay, C.P. đã đầu tư khoảng 20 nước, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. C.P. cũng có vị trí nhất định trên toàn cầu, là 1 trong 5 tập đoàn nông nghiệp lớn nhất thế giới. Khi đầu tư vào Việt Nam, chúng tôi đã đem những công nghệ tiến tiến nhất, những chuyên gia giỏi nhất của mình để cùng bà con nông dân từng bước thay đổi và phát triển.

CEO C.P. Việt Nam: “Thông điệp của chúng tôi là Đền ơn Tổ quốc Việt Nam” - Ảnh 13.

30 năm đồng hành cùng người nông dân Việt, theo ông, mục tiêu hiện tại của nông nghiệp Việt Nam nên hướng tới điều gì?

Mục tiêu lớn của chúng tôi là hướng tới nhà bếp của thế giới; cùng người dân Việt xuất khẩu các sản phẩm của ngành nông nghiệp Việt. Con đường này chắc chắn không hề bằng phẳng, nhưng tôi tin chúng ta sẽ làm được. Nói về xuất khẩu, chúng tôi cam kết sẽ đưa những gì tiên tiến xuất sắc nhất để nâng cao chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.

Ông có trăn trở gì không khi thực hiện mục tiêu này?

Để đi đến mục tiêu này, chúng ta phải hoàn thiện chuỗi khép kín để có giá thành cạnh tranh, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hướng tới xuất khẩu. Tại thời điểm này, khi nói đến xuất khẩu, mọi người hãy xây dựng thương hiệu của Việt Nam mạnh mẽ, chắc chắn hơn trên toàn cầu.

Tại sao tôi nói đến tiêu chuẩn, vì các sản phẩm mình xuất khẩu sang nước ngoài, không ai nói đó là sản phẩm của một doanh nghiệp cụ thể mà là sản phẩm của Việt Nam. Nếu có bất cứ một rủi ro nào về chất lượng cũng sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh, thương hiệu sản phẩm của Việt Nam.

Tôi không có trăn trở gì cả. Vì các chủ trương chính sách trong ngành đã rõ ràng rồi. Chỉ có nghĩ là làm thế nào để đi nhanh đến cái đích mà chúng ta mong muốn. Ví dụ: Việt Nam đang xếp thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu tôm. Chính phủ cũng đã đưa mục tiêu đến năm 2025 mình phải xếp hạng nhất. Chúng tôi muốn cùng bà con nông dân thực hiện thật tốt những mục tiêu này. Biết là hành trình đi đến đó sẽ còn nhiều khó khăn nhưng chúng tôi tin là nếu đi cùng nhau, chúng ta sẽ đi rất xa.

Cảm ơn ông vì cuộc trò chuyện thú vị này!


Mai Huỳnh
Linh Yoo
Theo Trí Thức Trẻ30/11/2018

Ánh Dương

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên