MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chân dung tổng thống đắc cử trẻ tuổi nhất lịch sử nước Pháp

08-05-2017 - 08:26 AM | Tài chính quốc tế

Emmanuel Macron vừa làm được điều mà 6 tháng trước đây người ta nghĩ là không thể: Trở thành Tổng thống Pháp dù không được sự ủng hộ của một trong hai chính đảng lớn nhất nước Pháp.

Emmanuel Macron: Từ cậu học trò yêu cô giáo tới Tổng thống đắc cử của nước Pháp

Người chiến thắng trong cuộc đua nhiều bất ngờ

Ở tuổi 39, Macron từ chức Bộ trưởng trong chính quyền của Tổng thống Francois Hollande để khởi động En Marche (Tiến lên) – Phong trào chính trị nhiều người nghĩ sẽ sớm thất bại. Tuy nhiên, chỉ 18 tháng sau, phong trào này đã có 200.000 thành viên và ông Macron đã đánh bại các đối thủ để trở thành Tổng thống Pháp.

Cuộc bầu cử vừa kết thúc hôm 7/5 được coi là gây sốc và khó đoán nhất trong lịch sử nước Pháp hiện đại. Ông Hollande trở thành Tổng thống Pháp đầu tiên từ chối chạy đua nhiệm kỳ 2 kể từ khi đảng Fifth Republic được thành lập năm 1958. Sau đó, Benoit Hamon, người được chọn để kế nhiệm ông Hollande, chỉ giành được vị trí thứ 5 sau vòng đầu tiên.

Vòng đầu cũng chứng kiến thất bại thảm hại của các chính đảng nước Pháp. Ông Macron và bà Le Pen là những người đi tiếp vào vòng sau và chiến thắng đã thuộc về người đàn ông 39 tuổi.

Macron sinh ra trong một gia đình trung lưu ở thành phố miền bắc Amiens, nơi ông theo học ở những trường công giáo tư nhân. Trong thời gian học trung học, Macron yêu giáo viên dạy nghệ thuật Brigitte Trogneux, người hơn ông 24 tuổi. Khi cha mẹ muốn ông tới học một trường danh tiếng ở Paris, Macron từ chối vì không muốn rời xa cô Trogneux.

Tình yêu thủa học trò với cô giáo đã mang lại một kết thúc có hậu. Macron kết hôn cùng Trogneux năm 2007. Hiện tại, họ đang sống cùng nhau tại Paris cùng 3 người con riêng của Trogneux sau cuộc hôn nhân đầu tiên.

Bà Trogneux đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch tranh cử và ông Macron cũng cam kết một vị trí cho vợ trong chính quyền. Người ta thấy bà Trogneux quản lý nhóm người hâm mộ chồng và thường xuất hiện cạnh ông Macron trong những sự kiện quan trọng, bao gồm cả các cuộc họp cấp cao.


Ông Macron và vợ, bà Brigitte Trogneux.

Ông Macron và vợ, bà Brigitte Trogneux.

Ban đầu, ông Macron muốn trở thành nhà văn nhưng tốt nghiệp một trường khoa học ở Paris trước khi nhập ngũ. Ông làm việc tại Kho bạc Pháp 4 năm trước khi trở thành nhân viên ngân hàng. Năm 2012, ông được Tổng thống Hollande chỉ định làm cố vấn trước khi trở thành Bộ trưởng Kinh tế.

Macron tự cho mình là một người theo chủ nghĩa xã hội tự do, chống lại chủ nghĩa dân tộc cực đoan, phản đối toàn cầu hoá của những người như bà Le Pen. Trước khi tuyên bố tranh cử, Macron học cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama khi tiến hành khảo sát hàng nghìn người Pháp để biết họ muốn gì từ các chính trị gia. Khoảng 25.000 cuộc phỏng vấn đã được tiến hành.

Tham vọng của “luồng gió mới”

Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, người Pháp đặt niềm tin vào nhà lãnh đạo theo đường lối tự do về kinh tế và hài hòa trong chính trị của Macron. Không thuộc hai chính đảng lớn của nước Pháp, thắng lợi của ông Macron trong cuộc đua vào Điện Elyssee từng bị coi là điều quá xa vời. Tuy nhiên, kết quả cuộc bầu cử ngày 7/5 một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của giá trị nền Cộng hòa Pháp.

Từng có thời gian làm Bộ trưởng Kinh tế dưới thời Đương kim Tổng thống François Hollande, ông Macron đặt ra một chính sách kinh tế đầy tham vọng. Ông muốn đầu tư số tiền khổng lồ lên tới 50 tỷ Euro cho hàng loạt lĩnh vực như công nghệ xanh, hiện đại hóa ý tế, nông nghiệp, hành chính công và cơ sở hạ tầng cũng như đầu tư phát triển dạy nghề.

Giảm thuế cho các doanh nghiệp là điều Macron cũng đã hứa trong cuộc đua vị trí quyền lực nhất nước Pháp đồng thời tận dụng Brexit để kéo các ngân hàng và doanh nghiệp về Paris. Ông cũng muốn cắt giảm các thủ tục hành chính rườm ra, làm tốn thời gian của người dân cũng như khoản chi phí họ phải bỏ ra. Chính sách tuần làm việc 35 giờ đang được áp dụng cũng sẽ được xem xét lại dưới chính quyền của Macron. Ông tin rằng có thể xây dựng một nước Pháp mới mẻ mà không làm tổn thương đến ai.

Tuy nhiên, không ít người lên tiếng chế giễu Macron khi muốn làm hài lòng tất cả mọi người. Dẫu vậy, Macron vẫn hứa sẽ cắt giảm thuế, cho phép các công ty thương lượng giờ làm hay khôi phục lại nền kinh tế của Pháp. Ông còn thề sẽ giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống mức 7% so với 10% như hiện nay. Khó khăn lớn nhất của Macron chính là những công nhân bị bỏ rơi bởi toàn cầu hoá, đa văn hoá và Liên minh châu Âu (EU).

Trong khi đó, một số cử tri coi người nhập cư là nguồn gốc tai hoạ họ phải gánh chịu. Không phản đối người nhập cư hay bài EU như đối thủ Le Pen, ông Macron có nhiều việc phải làm nhằm khắc phục những tồn tại khiến nhiều người không hài lòng trong xã hội Pháp.

Linh Anh

Independent

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên