MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chất tạo ngọt giành thị trường với đường

14-06-2017 - 14:43 PM | Thị trường

Theo thông tin từ một số doanh nhân ngành mía đường, chất tạo ngọt thay thế đường đang được NK về Việt Nam ngày càng nhiều.

Bà Dương Thị Tô Châu, Phó TGĐ Cty CP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh, cho biết, số liệu mà DN này nắm được là trong năm 2016, đã có 47.000 tấn chất tạo ngọt được nhập về Việt Nam.


Tiêu thụ đường ngày càng khó vì cạnh tranh với chất tạo ngọt

Tiêu thụ đường ngày càng khó vì cạnh tranh với chất tạo ngọt

Còn theo ông Nguyễn Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm nay, ước tính Việt Nam đã NK hàng trăm ngàn tấn chất tạo ngọt thay thế đường. Một số liệu của Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho hay, trong quý I/2016, Trung Quốc đã XK 104.000 tấn chất tạo ngọt sang khu vực ASEAN, thì 8% trong đó là đi sang Việt Nam.

Chất tạo ngọt thay thế đường còn được gọi là đường lỏng, được thủy phân chủ yếu từ hạt bắp, có độ ngọt cao gấp 1,1 - 1,3 lần so với đường kính trắng, giá lại rẻ hơn (giá về tới TP.HCM chỉ khoảng 12.000 đ/kg, trong khi giá đường kính trắng trên thị trường đang ở mức 14.000 - 17.000 đ/kg). Do đó, nhiều DN chế biến thực phẩm vốn sử dụng đường làm nguyên liệu, đang chuyển sang sử dụng chất tạo ngọt.

Điều đáng nói là đang có dấu hiệu gian lận thương mại trong việc NK chất tạo ngọt. Thông tin từ một số doanh nhân ngành mía đường cho hay, một lượng không nhỏ chất tạo ngọt từ bên ngoài khu vực ASEAN đang được đưa vào các nước ASEAN rồi thay nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ, sau đó mới được đưa tới Việt Nam để hưởng thuế NK 0%. Bởi nếu không đi vòng qua các nước ASEAN khác, chất tạo ngọt từ ngoài khu vực ASEAN khi vào Việt Nam sẽ phải chịu thuế NK, như nhập từ Trung Quốc thì thuế NK là 13%.

Năm 2015, thế giới đã tiêu thụ 18,4 triệu tấn chất tạo ngọt cường độ cao và 13,2 triệu tấn Sirô fructose cao, còn lượng đường tiêu thụ là 168,7 triệu tấn.

Sirô fructose cao được sản xuất từ tinh bột, chủ yếu từ tinh bột ngô, dùng cho nước ngọt có ga tới 65%, và 60% sản lượng toàn cầu được sử dụng ở Bắc Mỹ. Ở châu Á, Nhật sản xuất 805.000 tấn/năm, sử dụng nội địa 30%. Trung Quốc sản xuất 3 - 4 triệu tấn/năm, tiêu dùng 15% so với tổng số đường và chất ngọt thay thế.

Theo Sơn Trang

Nông nghiệp Việt Nam

Trở lên trên