MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chiến tranh thương mại có lối thoát hay Chiến tranh Lạnh về kinh tế sẽ nổ ra?

01-12-2018 - 07:34 AM | Tài chính quốc tế

Cuộc gặp này có thể xác định liệu Mỹ và Trung Quốc cuối cùng có thể giải quyết những bất đồng và hạ mức thuế quan xuống hay không.

Những tín hiệu cho diễn biến tiếp theo đối với cuộc chiến thương mại của ông Trump với Trung Quốc đang đến gần. Hai nhà lãnh đạo sẽ có một cuộc gặp tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tại Argentina cuối tuần này.

Cuộc gặp này có thể xác định liệu Mỹ và Trung Quốc cuối cùng có thể giải quyết những bất đồng và hạ mức thuế quan xuống hay không. Hoặc, kết quả vẫn chỉ là cả hai nước vẫn không thoát ra khỏi cuộc chiến thương mại mà không có dấu hiệu kết thúc.

"Mầm mống" của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã tồn tại trong nhiều thập kỷ, khi sự phát triển mạnh của nền kinh tế và chính trị Trung Quốc đe doạ sự thống trị của Mỹ trên thế giới. Ông Trump từ chiến dịch bầu cử năm 2016 đã đề xuất về việc áp thuế đối với Trung Quốc, "kìm hãm" sự lớn mạnh của quốc gia này.

Sau một năm với những hành động mang tính hoà bình với Trung Quốc, bởi họ là đồng minh trong các cuộc đàm phán với Triều Tiên, ông Trump đã "quay lưng" với Bắc Kinh. Hồi tháng 3, ông tuyên bố về kế hoạch áp thuế với hàng hoá Trung Quốc. Chính quyền Mỹ lập luận rằng thuế quan là cần thiết để trừng phạt Trung Quốc do cáo buộc ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ và buộc đảng cầm quyền phải cải cách theo chính sách kinh tế của họ.

Sau vài tháng đàm phán không đạt được kết quả, vòng áp thuế đầu tiên có hiệu lực vào tháng 7. Kết quả là, Mỹ đã đánh thuế đối với 250 tỷ USD giá trị hàng hoá của Trung Quốc, và Trung Quốc đáp trả bằng việc áp thuế lên 110 tỷ USD hàng hoá nhập khẩu từ Mỹ.

Các nhà kinh tế học đã cảnh báo rằng tình trạng leo thang của cuộc chiến thương mại hoặc duy trì việc áp thuế quan trong một thời gian dài sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Mỹ. Nếu ông Trump và ông Tập không thể đạt được thoả thuận, hai nước sẽ lâm vào tình thế mà các chuyên gia gọi là "chiến tranh lạnh về kinh tế."

Dẫu vậy, hầu hết các chuyên gia đều đồng tình rằng cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo sẽ mang lại rất ít kết quả.

Stewart Patrick, một thành viên cấp cao của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, cho biết cuộc gặp tại hội nghị G-20 "mang đến viễn cảnh của sự "hàn gắn". Ông nói thêm: "Với sự ngờ vực ở hiện tại thì một thoả thuận ngừng bắn dường như là không thể."

Các chuyên gia cho biết, cả hai bên có thể đồng ý tạm dừng việc áp thuế bổ sung trong tương lai. Ed Mills, một nhà phân tích chính sách tại Raymond James, cho biết có thể sẽ có một số thay đổi tích cực dưới dạng một bản phác thảo thô của một thoả thuận.

Tuy nhiên, quy mô lớn của các vấn đề được thảo luận có khả năng là bất kỳ thoả thuận nào được đưa ra sau cuộc gặp sẽ mang tính sơ bộ và không xảy ra mối đe doạ lớn hơn - đó là cuộc chiến tranh lạnh về kinh tế.

Isaac Boltansky, một nhà phân tích chính sách tại công ty nghiên cứu và thương mại Compass Poin, cho biết: "Chúng tôi cảnh báo rằng các vấn đề cơ bản liên quan đến sở hữu trí tuệ và sự trợ cấp có thể trở nên khó khăn hơn trong giai đoạn này, điều này cho thấy rằng mối đe doạ lớn hơn đối với cuộc chiến thương mại vẫn sẽ tiếp diễn."

Ông Trump đã trả lời một cuộc phỏng vấn với tờ Wall Street Journal rằng một thoả thuận về việc dừng áp thuế bổ sung vào tháng 1 này là "rất khó" xảy ra.

Nhưng những tổn hại ngày càng lớn do thuế quan gây ra có thể buộc ông Trump phải đồng ý với một số thoả thuận sơ bộ, theo Matthew Goodman, cố vấn cấp cao về kinh tế châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết.

Goodman lập luận rằng những "tai ương" mà thị trường chứng khoán Mỹ đang phải trải qua gần đây và tốc độ phát triển kinh tế chậm chạp của Trung Quốc đã tạo đủ áp lực để hai bến có thể tiến tới một thoả thuận.

Để biết được chính xác điều gì sẽ xảy ra khi hai nhà lãnh đạo gặp mặt là điều không thể, bởi ông Trump lại người rất khó dự đoán. Các chuyến đi quốc tế của ông Trump đều có thể dự đoán được. Còn chuyến đi lần này lại bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến giữa hai nhà lãnh đạo, những lời đả kích trên Twitter và những hành động từ chối ký kết các nghi thức thông cáo với các quốc gia khác.

Hương Giang

Business Insider

Trở lên trên