MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chính sách thương mại của Mỹ sẽ ra sao nếu Trump đắc cử?

14-06-2016 - 19:18 PM | Tài chính quốc tế

Ứng viên của đảng Cộng hòa vẫn dùng những lời đe dọa nặng nề như xóa bỏ các hiệp định thương mại hay tăng thuế đối với Trung Quốc và Mexico. Tuy nhiên để làm được điều đó Trump phải vượt qua những rào cản về lập pháp không hề dễ dàng.

Cùng với kế hoạch áp đặt mức thuế trừng phạt lên các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và Mexico cũng như dự định xóa bỏ các hiệp định thương mại, Donald Trump đã khiến cho các nhà kinh tế học và các đối thủ chính trị của ông trở nên giận dữ. Họ cho rằng lối đi đó sẽ gây nên chiến tranh thương mại và sẽ đưa nước Mỹ cũng như thế giới rơi vào cảnh suy thoái kinh tế.

Hillary Clinton đã nói với những người ủng hộ bà ở California vào tuần trước rằng: “Không khó để có thể thấy cách mà ‘Tổng thống Trump’ tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.”

Nhưng xét về Hiến pháp Hoa Kỳ, thẩm quyền về thương mại quốc tế được đặc biệt giao cho Quốc hội cùng với cơ quan lập pháp trong nhiều thập kỷ qua. Tổng thống chỉ được trao quyền lực về vấn đề này cùng với các giới hạn nghiêm ngặt.

Vì thế, theo các chuyên gia thì đó vẫn là tin mừng cho nền kinh tế thế giới và các đối tác thương mại của Mỹ, ngay cả khi Trump có giành thắng lợi trong cuộc bầu cử vào tháng Mười một tới.

Với địa vị của Tổng thống, Trump có thể ngăn chặn Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương đã được đàm phán bởi chính quyền ông Obama. Các chuyên gia cũng cho rằng, về lý thuyết, Trump có thể kéo Mỹ ra khỏi hiệp ước Thương mại Tự do Bắc Mỹ năm 1992, thứ mà ông đã gắn lên một cái nhãn “thảm họa”.

Để thực hiện việc trên sẽ chỉ mất 6 tháng. Tuy nhiên Trump sẽ vấp phải phản kháng mạnh mẽ từ các ngành công nghiệp Hoa Kỳ, lĩnh vực đã giành ra hai thập kỷ để xây dựng nên chuổi cung ứng lớn với Canada và Mexico.

Tuy vậy, Trump sẽ còn đấu tranh để thực hiện những đề xuất cực đoan khác của mình như áp đặt mực thuế 45% lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và 35% đối với Mexico.

“Tổng thống Mỹ không có quyền hạn tăng thuế. Thuế quan là biện pháp để thu về lợi tức và Quốc hội mới là người nắm giữ sức mạnh của chiếc túi này”, John Veroneau, người từng là luật sư thương mại hàng đầu trong thời chính quyền của Tổng thống George W Bush và là chủ tịch nhóm chính sách công tại Covington & Burling ở Washington cho biết.

Những chuyên gia như ông Veroneau khuyến cáo rằng, vẫn còn rất nhiều cách khác với tư cách của một Tổng thống mà chính quyền của Trump có thể thực hiện để gia tăng căng thẳng thương mại với Trung Quốc. Nhưng để làm như thế thì ứng viên Đảng Cộng hòa này sẽ phải hạn chế lại tham vọng của mình.

Các tổng thống Hoa Kỳ có thể xem xét và phê chuẩn nhiều ngành công nghiệp đặc biệt hạn chế để chống lại các hoạt động thương mại không lành mạnh và nếu Trump thắng cử sẽ là một tín hiệu cho thấy việc chống bán phá giá và các trường hợp khác sẽ được thực hiện một cách mạnh tay hơn.

Ví dụ như ngành thép của Mỹ, trong vài tuần gần đây Nhà Trắng đã bắt đầu xem xét một lệnh cấm hoàn toàn việc nhập khẩu thép từ Trung Quốc. Lệnh cấm có thể sẽ được chính thức quyết định vào tháng 5 tới. Điều đó càng tăng thêm lý do để Trump tỏ ra cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.

Trong một bài báo mới nhất, Gary Hufbauer, chuyên gia thương mại hàng đầu tại Viện Peterson về Kinh tế Quốc tế đã lập luận rằng, một số điều trên những cuốn sách luật sẽ giúp quyền lực của Tổng thống gia tăng trong việc áp đặt một số loại thuế.

Năm 1971, Richard Nixon ban hành điều luật cho phép áp đặt mức thuế 10% lên tất cả mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ để buộc Nhật Bản và các nền kinh tế lớn khác định giá lại đồng tiền của họ.

Các khoản thuế phạt, một phần trong gói kinh tế được gọi là “Cú sốc Nixon” đã dẫn đến việc Mỹ từ bỏ tiêu chuẩn vàng, và chỉ tồn tại từ tháng Tám đến thàng Mười hai năm đó. Điều đó khiến Quốc hội phải bổ sung vào đạo luật thương mại năm 1974 rằng các tổng thống có thẩm quyền thương mại đặc biệt để đối phó với trường hợp cán cân thanh toán của Mỹ thâm hụt lớn và nghiêm trọng.

Hufbauer cho ra rằng điều khoản đó như là điềm may với Trump với những hành động mà ông muốn làm liên quan đến Trung Quốc. Hufbauer gọi sự thâm hụt thương mại cũng là một dấu hiệu cho thấy Mỹ đang “thua” về kinh tế. Tuy nhiên, nó sẽ chỉ cho phép Trump đưa ra mức thuế cao nhất là 15% trong vòng 150 ngày trước khi có sự chấp thuận của Quốc hội.

Douglas Irwin, một nhà kinh tế học và là chuyên gia về bảo hộ nền công nghiệp trong nước tại Đại học Dartmouth cho biết, thậm chí một cú sốc ngắn hạn có thể làm tổn hại về kinh tế cho Mỹ và lịch sử về Cuộc Đại khủng hoảng năm 1930 đã cho thấy rất khó để có thể ổn định trở lại. “Bạn đang mở ra một cái hộp của Pandora và rất khó để nhét tất cả những rào cản thương mại vào lại.”

Trump không phải là tổng thống đầu tiên theo chủ nghĩa bảo vệ nền công nghiệp trong nước, nếu xét từ thời Nixon. Tuy nhiên, Irwin cho rằng, việc làm đó trong quá khứ có mục tiêu rõ rang hơn những gì mà ửng viên Đảng Cộng hòa hiện nay đang đề xuất.

Vào năm 1987, Ronald Reagan đã đáp trả Tokyo vì chính sách hạn chế nhập khẩu chất bán dẫn Mỹ bằng cách đánh mức thuế 100% lên các loại TV màu, máy tính và các công cụ điện Nhật Bản.

Năm 2009, Tổng thống Barack Obama đã áp đặt thuế trừng phạt đối với lốp xe Trung Quốc, mặc dù các rất nhiều nhà kinh tế học hiện nay cho rằng điều đó tạo ra nhiều tác hại hơn là có lợi cho nền kinh tế Mỹ.

Và nếu Trump chiến thắng trong chiến dịch tranh cử, nhiều người vẫn hy vọng ông sẽ tiếp nối truyền thống của nước nhà với sự “mềm dẻo” về các quan điểm thương mại.

Nhiều chính trị gia trong Đảng Cộng hòa như Paul Ryan vẫn luôn ủng hộ Trump. Tuy nhiên, người phát ngôn viên của hạ viện vẫn luôn ủng hộ hiệp định TPP của Tổng thống Obama.

Đinh Lộc

FT

Trở lên trên