img

Dưới thời của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, kinh tế tư nhân ở Triều Tiên, theo một nghĩa nào đó, đã được cho phép tồn tại và phát triển, mang đến những diện mạo rất khác cho người dân nước này.

Hé lộ bí mật những “chợ trời” ở Bình Nhưỡng và cuộc sống chưa từng biết tới tại thủ đô Triều Tiên - Ảnh 1.
Hé lộ bí mật những “chợ trời” ở Bình Nhưỡng và cuộc sống chưa từng biết tới tại thủ đô Triều Tiên - Ảnh 2.

Một đêm ở Bình Nhưỡng, vào khoảng 9h tối, người hướng dẫn Triều Tiên của tôi, S., và tôi cùng vào bãi đậu xe trống của nhà hàng Chongryu nằm bên bờ sông Potong yên tĩnh. Đó là mùa xuân năm 2017 và tôi là người Mỹ cuối cùng tới thăm Triều Tiên trước khi lệnh cấm du lịch có hiệu lực dù lúc đó, tôi chưa thể biết được điều này.

Đây là chuyến đi thứ 5 của tôi tới Triều Tiên, nơi mà người ta nghĩ rằng đó là vùng đất không thể đặt chân tới của du khách Mỹ. Chính điều này lại hối thúc tôi tới Triều Tiên nhiều nhất có thể.

Trong 3 chuyến thăm đầu tiên, tôi đi như một khách du lịch bình thường. Điều này không khó để thực hiện. Sau đó, năm 2016, tôi đăng ký một chương trình học tiếng Triều Tiên tại Đại học Kim Hyong-jik. Bây giờ, tôi trở lại đất nước này để tham dự lớp học ngôn ngữ kéo dài 2 tuần vào ban ngày và cố gắng viết cuốn sách của mình trong phòng khách sạn vào ban đêm.

Hé lộ bí mật những “chợ trời” ở Bình Nhưỡng và cuộc sống chưa từng biết tới tại thủ đô Triều Tiên - Ảnh 3.

Cuộc sống thường ngày ở Triều Tiên. Ảnh: Washington Post

Đây là lần thứ 2, S, 26 tuổi, được chỉ định hướng dẫn tôi trong chưa đầy một năm. Cô ấy dường như đã trở thành một người bạn của tôi hay điều gì đó tương tự như thế. Trong suốt chuyến đi, tôi biết rằng các cặp đôi trẻ tuổi thường cùng nhau đi dạo đêm dọc theo đoạn đường ven bờ sông Pitong này. Tôi đùa S. rằng có phải chúng tôi đang hẹn hò và cô ấy vui vẻ đáp lại: "Vâng, chắc rồi. Chúng ta có hẹn tối nay với Đồng chí K.!".

Những nhân vật tôi đề cập đến trong bài viết này đều được ẩn danh nhằm bảo vệ họ và người thân của họ trước mọi mối nguy hiểm có khả năng xảy ra. K. là giám đốc công ty du lịch quốc doanh đã sắp xếp chuyến thăm của tôi tới Triều Tiên. Anh ấy đề nghị chúng tôi đi uống rượu tại quán ăn yêu thích của anh ấy ở phía đông Bình Nhưỡng, gần tháp Juche - công trình nổi tiếng được xây dựng năm 1982 như một món quà mà ông Kim Jong Il dành tặng sinh nhật cho cha, ông Kim Nhật Thành.

Ở Bình Nhưỡng, một tài xế cần giấy phép đặc biệt để đi ra ngoài lúc 23h đêm. 9h tối đã được xem là rất muộn và chẳng có mấy người ngoài đường. Ngoài S., chúng tôi còn đi với P., người hướng dẫn thứ 2 của tôi và tài xế. Thông thường, những người hướng dẫn thường được giao nhiệm vụ chăm sóc các nhóm lớn nhưng hàng loạt căng thẳng, trong đó có vụ Triều Tiên kết án sinh viên Mỹ Otto Warmbier (người sau này tử vong vì hôn mê sau 17 tháng bị giam giữ ở Triều Tiên) và các vụ thử tên lửa, số lượng người nước ngoài tới Triều Tiên đã giảm mạnh. Trong hai tuần tới, tôi là người duy nhất mà họ phải phụ trách.

Hé lộ bí mật những “chợ trời” ở Bình Nhưỡng và cuộc sống chưa từng biết tới tại thủ đô Triều Tiên - Ảnh 4.

Trên bãi đậu xe trống khác, có khoảng 10 người đang đi từ phía sau một chiếc xe tải đang mở cửa tới bờ sông. Họ đang mang những thứ gì đó trông giống các tấm pin mặt trời và thả chúng xuống nước. Tôi bắt đầu chú ý những tấm pin mặt trời trên các căn hộ ban công trong thành phố, một giải pháp tiện lợi để khắc phục tình trạng thiếu điện ở Triều Tiên. Quẳng chúng xuống nước có vẻ là một cách để làm mát nhưng số lượng lớn pin mặt trời ở đây cho thấy dường như họ đang muốn bày bán hơn là sử dụng.

Khi tôi hỏi P. về những gì mình thắc mắc, cô ấy hét lên với các đồng bào Triều Tiên của mình bằng tiếng địa phương: "Jangmadang! Jangmadang!". Tôi nhại lại nó một cách tinh nghịch. Ngay lập tức, những người hướng dẫn của tôi ngừng cười và nhìn xuống đất. Trong một khoảnh khắc, họ quên mất rằng tôi là một sinh viên ngôn ngữ và Jangmadang là từ mà tôi không cần phải biết.

Hé lộ bí mật những “chợ trời” ở Bình Nhưỡng và cuộc sống chưa từng biết tới tại thủ đô Triều Tiên - Ảnh 5.

Jangmadang thường được dịch là chợ trời. Nó mô tả thế giới của những khu chợ không chính thức, vốn xuất hiện lần đầu trong Tháng ba Gian khổ - tên chính thức của nạn đói từng tàn phá Triều Tiên trong suốt những năm giữa và cuối thập niên 1990. Đây là những thị trường bất hợp pháp, xuất hiện sau khi hệ thống phân phối thực phẩm quốc doanh của Triều Tiên không thể làm được vai trò như chính quyền kỳ vọng.

Trong quá khứ, Triều Tiên không chấp nhận sự tồn tại của kinh tế tư nhân. Chính vì thế, sẽ không có những khu chợ như thế được phép hoạt động. Tuy nhiên, trong những năm cuối dưới thời lãnh đạo của ông Kim Jong Il, chính phủ đã bắt đầu miễn cưỡng chấp nhận sự tồn tại của những khu chợ này và thực hiện các bước điều chỉnh chung: tính tiền thuê quầy hàng, kiểm soát giá cả và các loại hàng hóa được bán.

Hé lộ bí mật những “chợ trời” ở Bình Nhưỡng và cuộc sống chưa từng biết tới tại thủ đô Triều Tiên - Ảnh 6.

Dưới thời của ông Kim Jong Un, những hạn chế đối với hình thức kinh doanh tư nhân này dường như đã được gỡ bỏ và Jangmadang đã vượt ra ngoài định nghĩa về những quầy hàng nhỏ bé chật chội để mô tả cho những thị trường hợp pháp, bất hợp pháp và bán hợp pháp tồn tại ở Triều Tiên với tất cả các loại hàng hóa được bày bán.

Người ta nói rằng bây giờ, bạn có thể mua bất cứ thứ gì mình muốn ở Triều Tiên miễn là bạn có tiền. Tuy nhiên, vì chính phủ chưa tìm ra cách công nhận hình thức tư bản non trẻ này nên việc thảo luận về Jangmadang với người nước ngoài vẫn bị cấm. Đó là lý do tại sao những người hướng dẫn của tôi đột ngột im lặng.

Không được đề cập trực tiếp về Jangmadang với người nước ngoài nhưng người Triều Tiên không còn ngại ngùng trước việc phô trương thói quen tiêu dùng của họ. Bất cứ ai chứng kiến những gì đang diễn ra trên đường phố Bình Nhưỡng những năm gần đây đều có thể chứng thực điều đó.

Hé lộ bí mật những “chợ trời” ở Bình Nhưỡng và cuộc sống chưa từng biết tới tại thủ đô Triều Tiên - Ảnh 7.

Xã hội Triều Tiên cũng không còn là bức tranh đơn giản về có hay không có mà đã có một loạt các tầng lớp kinh tế xã hội ngày càng đa dạng và phức tạp. Tầng lớp trung lưu đang ngày càng xuất hiệu rõ rệt ở Bình Nhưỡng thì một bộ phận giàu có, có thể được quan sát ở các khu vực khác như thành phố cảng Chongjin hay các thành phố dọc biên giới với Trung Quốc, nơi thương mại hợp pháp và bất hợp pháp đều phát triển mạnh.

Trở lại với câu chuyện hiện tại, khi những người hướng dẫn đang hết sức khó xử về câu hỏi của tôi, sự xuất hiện của người đàn ông 37 tuổi đã phá tan sự im lặng. Đó là một người đang mặc chiếc áo của Dolce & Gabbana và đi một đôi giày Nikes. Nếu không nhờ tấm phù hiệu in hình hai nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong Il đeo trước ngực, tấm phù hiệu mà mọi người Triều Tiên trưởng thành đều phải đeo trước ngực, có lẽ tôi đã nhầm đó là một người Hàn Quốc.

"Đồng chí K ơi ở đây", S. vẫy tay gọi người đàn ông tôi đang nhìn.

Hé lộ bí mật những “chợ trời” ở Bình Nhưỡng và cuộc sống chưa từng biết tới tại thủ đô Triều Tiên - Ảnh 8.
Hé lộ bí mật những “chợ trời” ở Bình Nhưỡng và cuộc sống chưa từng biết tới tại thủ đô Triều Tiên - Ảnh 9.

Tháng Ba gian khổ ở Triều Tiên bắt nguồn từ nhiều yếu tố nhưng có lẽ nguyên nhân chính gắn liền với sự sụp đổ của Liên bang Xô viết năm 1991. Những thập kỷ sau Chiến tranh Triều Tiên, Liên Xô đã viện trợ cho Triều Tiên. Tuy nhiên, Liên bang Nga không có lý do gì để tiếp tục các hình thức thương mại này. Từ năm 1990-1994, thương mại giữa Triều Tiên và Nga đã giảm mạnh xuống còn 140 triệu USD từ 2,56 tỷ USD như trước đó.

Trong những năm tiếp theo, lũ lụt làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng. Triều Tiên trải qua nạn đói khủng khiếp khiến nhiều người thiệt mạng. Việc khan hiếm thực phẩm kết hợp với sự sụp đổ trong hệ thống phân phối nhà nước khiến các khu chợ trời mọc lên trên khắp cả nước, bán mọi thứ từ thực phẩm tới thuốc lá và các món đồ gia dụng hay cả những món đồ bất hợp pháp.

Hé lộ bí mật những “chợ trời” ở Bình Nhưỡng và cuộc sống chưa từng biết tới tại thủ đô Triều Tiên - Ảnh 10.

Tuy nhiên, cuộc cải cách tiền tệ năm 2009 dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong Il đã thổi bay mọi thứ. Dẫu vậy, một thị trường xám vẫn tồn tại để lấp đầy những khoảng trống mà hệ thống phân phối của chính phủ để lại.

Ngày nay, có hơn 400 thị trường được cấp phép tại Triều Tiên, đại diện cho khoảng 600.000 nhà cung cấp. Đợt cải cách tiền tệ năm 2009 khiến nhiều thương gia trắng tay sau nhiều năm tích cóp nên bây giờ, người ta ưa chuộng sử dụng đồng USD hoặc đồng tệ để giao dịch. Thậm chí, một khảo sát còn cho thấy 90% chi tiêu gia đình ở Triều Tiên được cho là diễn ra tại các thị trường này.

Dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong Un, hoạt động của Jangmadang không chỉ được dung thứ mà còn dần len lỏi vào các khu vực chính thức. Các nhà quan sát cho rằng, có một sự đồng thuận ngày càng tăng rằng kinh tế Triều Tiên đang trải qua một cuộc cách mạng yên tĩnh.

Hé lộ bí mật những “chợ trời” ở Bình Nhưỡng và cuộc sống chưa từng biết tới tại thủ đô Triều Tiên - Ảnh 11.

Nhà kinh tế học người Hàn Quốc Byung-Yeon Kim là người đầu tiên cung cấp những dữ liệu về quá trình chuyển đổi này trong cuốn sách về kinh tế Triều Tiên xuất bản năm 2017. Cuốn sách cũng đưa ra những con số thống kê rất ấn tượng nhưng chưa bao giờ được thừa nhận về vấn đề này.

Peter Ward, một sinh viên tốt nghiệp đại học quốc gia Seoul, chuyên nghiên cứu về nền kinh tế Triều Tiên, thông qua việc đọc các ấn phẩm chính thức của chính phủ và các tạp chí học thuật, đã phát hiện ra rằng Triều Tiên đã ban hành quy tắc mới, dỡ bỏ hạn chế đối với việc đặt hàng miễn sao nó phù hợp với quy định nhà nước.

Hé lộ bí mật những “chợ trời” ở Bình Nhưỡng và cuộc sống chưa từng biết tới tại thủ đô Triều Tiên - Ảnh 12.

Khi xe của chung tôi băng qua cây cầu bắc qua sống Taedong rộng lớn đi về phía đông Bình Nhưỡng, chúng tôi dừng đèn đỏ trước một tòa nhà dài với mái nhà cao vút. "Đây là Tổ hợp Y tế Ryugyng phải không?", tôi cất lời hỏi Đồng chí K, người ngồi ghế đằng trước.

"Vâng, vâng", anh ấy gật đầu.

"Thế cái gì bên kia đường kia?", tôi hỏi và chỉ vào tòa nhà mới xây với mặt tiền được phủ kính xanh bóng loáng. "Đó có phải là Ryugyong không hay nó có tên khác?".

K quay lại đối mặt với tôi và hỏi một cách đầy kinh ngạc: "Anh từng ở đó rồi à?". Trên thực tế, đó không phải là điểm dừng thông thường mà công ty du lịch của anh ta thường làm. Anh ta cũng không nhận thức rằng người nước ngoài đã được phép tới thăm nơi đó.

Quả thực, tôi đã ở đó trong lần đặt chân trước tới Triều Tiên. Tuy nhiên, tôi sử dụng dịch vụ của một công ty đối thủ của K. Chúng thực sự gây ấn tượng rất mạnh. Ở tầng trệt, có một cửa hàng bán các loại hàng hóa xa xỉ: bộ vest được may đo, cà vạt lụa, ví da cao cấp, đồng hồ Rolex lấp lánh. Một quán ăn nhẹ trong đó bán hàng loạt loại nước ngọt nhập khẩu, bao gồm cả những lon Coca-Cola được sản xuất tại Việt Nam.

Hé lộ bí mật những “chợ trời” ở Bình Nhưỡng và cuộc sống chưa từng biết tới tại thủ đô Triều Tiên - Ảnh 13.

Trái với suy nghĩ của một số nhà bình luận cho rằng địa điểm đó chỉ để "làm màu" với du khách nước ngoài, hai chục khách nam trong phòng thay đồ vào ngày tôi ghé thăm cho thấy nhu cầu rất lớn. Họ cũng giật mình trước sự xuất hiện của tôi và một du khách nước ngoài khác cùng nhóm với tôi, người chọn hình thức xông hơi truyền thống của người Triều Tiên.

Bất ngờ lại tiếp tục xảy ra. Đó là phòng tắm hơn sang trọng nhất so với bất kỳ nơi nào tôi từng đi qua, bao gồm cả thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Trong phòng, còn có một thác nước nhân tạo.

K. gật đầu trầm ngâm. "Đó là phần mở rộng của Tổ hợp Y tế Ryugyong", K. chọn từ ngữ một cách cẩn thận. "Tuy nhiên, phần chính của khu tổ hợp nằm ở đây với mái nghiêng và sân trượt băng trong nhà. Anh từng đến đó chưa? Đó là nơi dành cho người bình thường".

Hé lộ bí mật những “chợ trời” ở Bình Nhưỡng và cuộc sống chưa từng biết tới tại thủ đô Triều Tiên - Ảnh 14.
Hé lộ bí mật những “chợ trời” ở Bình Nhưỡng và cuộc sống chưa từng biết tới tại thủ đô Triều Tiên - Ảnh 15.

Thuật ngữ "người bình thường" xuất hiện ngày càng nhiều sau mỗi chuyến thăm của tôi. Nó thường được dùng với hàm nghĩa ít tôn trọng, mô tả những người ở tầng lớp dưới như lao động nghèo, nông dân và công nhân, vốn không phải những công việc được nể trọng. Họ sẽ không được vào công trình phía bên kia đường.

Chúng tôi tới bãi đậu xe. Một cầu thang nằm giữa một cửa hàng bán thuốc nhập khẩu và cửa hàng quần áo, đồ nội thất và đồ gia dụng dẫn chúng tôi tới quán ăn yêu thích của Đồng chí K., quán bia Taedonggang. Đồ đạc ở đây được làm bằng gỗ, đồng thau và crom sáng bóng. Ánh sáng mờ ảo, nhân viên pha chế mặc bộ đồ bồi bàn theo phong cách châu Âu. Nếu tivi không chiếu buổi hòa nhạc của ban nhạc Moranbong mà là một trận bóng, có lẽ tôi tưởng mình đang ở trong quán nào đó dành cho giới thượng lưu ở Chicago hay Boston.

Hé lộ bí mật những “chợ trời” ở Bình Nhưỡng và cuộc sống chưa từng biết tới tại thủ đô Triều Tiên - Ảnh 16.

Ông Kim Jong Un trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên năm 2011. Chính sách trung tâm mà chính phủ của ông đang theo đuổi gọi là Byungjin: Sự phát triển đồng thời của cả kinh tế và quân đội. Theo nhiều cách, điều này tiếp nối những chính sách quân sự mà cha ông, nhà lãnh đạo Kim Jong Il để lại.

Tuy nhiên, tháng 4 năm ngoái, trong Hội nghị Toàn thể lần thứ 3 của Trung ương đảng Lao động Triều Tiên, ông Kim tuyên bố rằng Byungjin đã bị khai tử. Sự phát triển của vũ khí hạt nhân Triều Tiên đã hoàn tất và đất nước này đã chiến thắng.

Hé lộ bí mật những “chợ trời” ở Bình Nhưỡng và cuộc sống chưa từng biết tới tại thủ đô Triều Tiên - Ảnh 17.

Cùng với đó, ông Kim tuyên bố rằng trọng tâm duy nhất để tiến lên phía trước của Triều Tiên là phát triển kinh tế đồng thời tham gia vào quá trình ngoại giao để duy trì hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Ngay sau cuộc gặp ngắn ngủi giữa ông Kim và ông Donald Trump ở Singapore, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã có 3 cuộc hội đàm kéo dài với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, người nhiều lần gọi ý định của ông Kim là "chân thành".

Thật khó để biết chính xác các nhà lãnh đạo Triều Tiên muốn gì. Tuy nhiên, tự do hóa kinh tế và thay đổi trong chính sách đối ngoại có thể cho thấy ông Kim Jong Un không còn muốn Triều Tiên bị gọi là quốc gia bí ẩn nhất thế giới mà muốn mở đất nước này ra với thế giới.

Bruce Cumings, một giáo sư tại Đại học Chicago, người đã viết một số cuốn sách về lịch sử Triều Tiên hiện đại, đặc biệt thích thú với vấn đề này. "Lần đầu tiên trong lịch sử Triều Tiên, tôi tin rằng ông Kim Jong Un đang đi theo hướng mà ông Đặng Tiểu Bình đã làm vào năm 1979 với Trung Quốc", ông Cumings chia sẻ với tôi.

Hé lộ bí mật những “chợ trời” ở Bình Nhưỡng và cuộc sống chưa từng biết tới tại thủ đô Triều Tiên - Ảnh 18.
Hé lộ bí mật những “chợ trời” ở Bình Nhưỡng và cuộc sống chưa từng biết tới tại thủ đô Triều Tiên - Ảnh 19.

Vị giáo sư này còn cho rằng: "Tôi nghĩ khát vọng của ông ấy (Kim Jong Un) là tạo ra một môi trường an toàn trong đó Triều Tiên có thể mở cửa với kinh tế thế giới theo cách mà Trung Quốc và Việt Nam đã làm được. Các hoạt động ngoại giao của Triều Tiên với Hàn Quốc và Mỹ nói lên rất nhiều điều".

Để có thể phát triển kinh tế, Triều Tiên cần Mỹ và Liên Hợp Quốc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế, cho phép quốc gia này tiếp cận với hàng hóa và đặc biệt là vốn. Tuy nhiên, những người Mỹ diều hâu đang lo sợ rằng Chính quyền của Tổng thống Trump sẽ đáp ứng mong muốn của Triều Tiên mà chẳng đòi được lại gì. Người Mỹ muốn giải giáp hoàn toàn vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, điều mà những người lạc quan nhất cũng không dám tin sẽ trở thành sự thực.

Linh Anh
The New York Times
7pm
Theo Trí Thức Trẻ18/2/2019

Linh Anh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên