MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chủ nhiệm UBKT Quốc hội Vũ Hồng Thanh: Năng suất lao động của Việt Nam tăng đều qua các năm, nhưng vẫn ở mức thấp trong ASEAN

Năng suất lao động thua hụt các nước bạn là chủ đề nóng được mang ra bàn thảo trong những năm gần đây. Tất nhiên, nó cũng đã được xuất hiện trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV sáng nay.

Sáng nay, trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, bài phát biểu thứ 3 được trình bày bởi Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh.

Hơn cả một màn phát biểu, đây còn là một báo cáo đã tóm lược lại những điều mà chúng ta còn chưa làm được, còn cần đặt dấu hỏi từ các mục tiêu được Nghị quyết Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm ngoái 2016 đặt ra, cũng như những vướng mắc mà nền kinh tế đang gặp phải trong quý đầu tiên năm 2017.

Năng suất lao động thua hụt các nước bạn đã thường xuyên là chủ đề nóng được mang ra bàn thảo trong những năm gần đây. Và tất nhiên, nó cũng đã được xuất hiện trong bài phát biểu của ông Vũ Hồng Thanh.

Theo ông Thanh, năng suất lao động của người Việt Nam ở mức 1 lao động sản xuất ra gần 85 triệu đồng, đã tăng so với năm ngoái nhưng vẫn kém hơn nhiều so với các nước bạn

Vị Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội nói: ”Năng suất lao động xã hội năm 2016 ước đạt 84,5 triệu đồng/lao động (tương đương 3.853 USD/lao động) tăng 5,3% so với năm 2015 (3.660 USD/lao động) cho thấy tiếp tục có sự cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn ở mức thấp so với các nước ASEAN"”

Con số thống kê gần nhất thể hiện sự thua kém này là ở năm 2015, người ra thấy rằng năng suất lao động của Việt Nam theo giá hiện hành đạt chỉ bằng 3,8% của Singapore; bằng 17,4% của Malaysia; bằng 36,6% của Thái Lan; bằng 51,8% của Philippines và bằng 50,2% của Indonesia.

Các con số trên có thể được hiểu một cách đơn giản: Hơn 26 người Việt làm việc bằng 1 người Singapore, gần 6 người Việt làm việc bằng 1 người Malaysia, gần 3 người Việt làm việc bằng 1 người Thái Lan, và 2 người Việt thì làm việc bằng 1 người Philippines hay 1 người Indonesia.

“Mặc dù năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua đã có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm nhưng còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực” – ông Thanh nói.

Lý do bản chất nhất được vị này chỉ ra là do chất lượng đào tạo nghề, đào tạo nhân lực vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong khu vực nông, lâm và thủy sản chiếm tỷ lệ cao (41,9%) là khu vực có năng suất lao động thấp.

So sánh trong các khu vực kinh tế, một bài phát biểu trước trong phiên khai mạc chỉ ra rằng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đang có năng suất lao động thấp nhất, trong khi khu vực dịch vụ lại có năng suất lao động cao nhất. Khoảng cách chênh lệnh giữa 2 khu vực kinh tế này lên đến 3 lần

“Theo khu vực kinh tế, năng suất lao động bình quân trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt thấp nhất với 32,9 triệu đồng/lao động; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 112,0 triệu đồng/lao động; khu vực dịch vụ đạt 103,5 triệu đồng/lao động” – Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu trước đó.

Theo Vượng Lê

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên