MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng: Đầu tư điện mặt trời để sinh lời không dễ

Điện mặt trời đang hấp dẫn các nhà đầu tư, thể hiện ở con số các dự án triển khai và tiếp tục xin vào quy hoạch trong thời gian qua. Tuy nhiên, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Trần Viết Ngãi cho rằng để một dự án điện mặt trời thành công cần tính toán rất kỹ.

Các nhà đầu tư đang gấp rút thực hiện dự án điện mặt trời. Theo báo cáo, trong số 121 dự án thuộc quy hoạch, gần 100 dự án điện mặt trời sẽ được hòa lưới điện quốc gia kịp hưởng giá bán ưu đãi 9,35 cent/kWh.

Mức giá 9,35 cent/kWh được áp dụng cho các dự án cấp chứng nhận COD trước ngày 30/6. Theo Giám đốc Sở Công Thương Bình Thuận, hiện vẫn có 60 nhà đầu tư đang khảo sát, nghiên cứu, đề nghị lập hồ sơ dự án điện mặt trời tại tỉnh dù khó có COD trước 30/6. Theo chia sẻ của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo vào cuối tháng 3, đến hết năm 2018, cả nước còn 211 dự án điện mặt trời đang xếp hàng chờ bổ sung vào quy hoạch. Con số này tiếp tục tăng trong thời gian gần đây.

Liên quan đến tiềm năng phát triển điện mặt trời tại Việt Nam,Người Đồng Hành có cuộc trò chuyện với ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam.

- Nếu các dự án được cấp phép, trong quy hoạch đều triển khai thực hiện, hy vọng đến năm 2030 nguồn điện mặt trời có thể đóng góp vào lưới điện quốc gia theo đúng quy hoạch không thưa ông?

- Không phải bây giờ mới được nhắc đến, chính sách khuyến khích điện gió, điện mặt trời được Chính phủ đặt ra cả chục năm nay rồi nhưng trước đó không có ai làm cả. Đến nay, nhiều nhà đầu tư quan tâm hơn khi Chính phủ đưa ra cơ chế khuyến khích bán điện tại nguồn (FIT) ở mức 9,35 cent/ kWh đối với điện mặt trời. Đây cũng là giá cao nhất trên thị trường. Giá này tại các nước hiện nay chỉ là 4 - 5 cent/kWh.

Giá bán điện này để kích thích các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, họ vẫn phải xem xét, nghe ngóng, tính toán suất đầu tư, khả năng thu hồi vốn, tính toán khả năng sinh lời. Việc tính toán suất đầu tư, khả năng thu hồi vốn, khả năng sinh lời là khó khăn thứ nhất đối với dự án điện mặt trời tại Việt Nam.

Thứ hai, Việt Nam còn nhiều rào cản, ví dụ như cấp phép địa phương, cụ thể là việc cấp đất đai còn phức tạp, từ bộ ngành cũng mất nhiều thời gian.

Thứ hai, Việt Nam còn nhiều rào cản, ví dụ cấp phép địa phương cấp đất đai này kia còn nhiều phức tạp, cấp phép từ các bộ, ngành, Chính phủ cũng mất nhiều thời gian.

Thứ ba, việc mua bán điện với EVN gặp nhiều khó khăn. Thứ tư, Việt Nam chưa có quy hoạch về hệ thống năng lượng tái tạo. Cuối cùng là hiện nay chúng ta chưa có quy hoạch hệ thống lưới điện đồng bộ năng lượng tái tạo vào hệ thống điện quốc gia.

Đó là 5 khó khăn chính trong đầu tư điện mặt trời. Một điểm nữa, dù có thực hiện xong các dự án, ai sẽ đảm bảo hệ thống đường dây 110 kV, 220 kV, 550 kV đủ đáp ứng tải trọng? Hiện nay để đầu tư cho hệ thống này rất lớn, nhà nước chưa có đủ kinh phí để làm. Nếu nhà đầu tư điện mặt trời phải bỏ tiền cho các đường dây này sẽ không đủ sức.

Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng: Đầu tư điện mặt trời để sinh lời không dễ - Ảnh 1.

Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam. Ảnh: EVN.

-Như ông phân tích, nhiều cái khó như vậy, tại sao hiện nay hàng hoạt các dự án gấp rút triển khai, nhiều nhà đầu tư vẫn tiếp tục tìm hiểu để xếp hàng vào quy hoạch?

- Điều này tôi không đưa ra câu trả lời được. Có thể nhà đầu tư thấy giá cao quá, tưởng sinh lời nhanh nhưng thực tế không phải vậy.

Quyết định thành công của dự án điện mặt trời phụ thuộc 3 yếu tố. Thứ nhất là vốn. Doanh nghiệp có đủ vốn không? Suất đầu tư điện mặt trời không hề nhỏ. Đầu tư điện mặt trời phải tính cả chi phí cho hệ thống invertor, ngưng biến, kết nối điện lưới quốc gia. Hơn nữa, các thiết bị điện mặt trời phải nhập ngoại hoàn toàn vì Việt Nam không sản xuất được. Đó là tính trong trường hợp nhẩu khẩu từ các nước tiên tiến như Anh, Đức có thể kéo dài khoảng 30 năm. Nếu nhập khẩu từ Trung Quốc, thiết bị có thể rất rẻ nhưng thời giản sử dụng chỉ được khoảng vài ba năm.

Thứ hai, doanh nghiệp có công nghệ, kỹ thuật không? Làm điện mặt trời để sinh ra dòng điện một chiều rất dễ, điện mặt trời có điện áp khoảng 6V, 7 V hoặc 12V. Nhưng để nâng thành dòng xoay chiều, chuyển điện áp từ 12V lên điện áp 110 kV, 220 kV rồi thành 550 kV để nối vào điện lưới quốc gia công nghệ không hề đơn giản. Chi phí cho việc này cũng không nhỏ.

Thứ ba là doanh nghiệp cần tính toán bài toán kinh tế bỏ ra và điểm thu hồi vốn. Bài toán này không đơn giản, các chủ đầu tư liệu có tính toán được không?

Đó là chưa kể các rào cản khác về đất đai, quy hoạch, rào cản để có thể đấu nối vào lưới điện của EVN. Tôi làm ngành điện hơn 50 năm tôi biết. Không dễ chút nào!

Tại Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Nhật Bản từng đầu tư điện mặt trời với công suất chỉ vài trăm kW nhưng sau đó phải bỏ dự án. Thực tế triển khai không dễ, với trường hợp làm điện mặt trời công suất hàng trăm MW, công việc này càng khó.

- Ông có nhắc tới kinh nghiệm làm việc với các nhà đầu tư từ Anh. Vậy tại Anh đầu tư điện mặt trời bao lâu tới điểm thu hồi vốn? Trong vai trò nghiên cứu, tham mưu, theo ông, với điều kiện đầu tư điện mặt trời tại Việt Nam hiện nay điểm thu hồi vốn sẽ như thế nào?

- Cái đó không nói được. Nếu như ai mà đầu tư ngay bây giờ được hưởng giá bán điện 9,35 cent/ kWh, nhưng sau ngày 30/6 này, giá có thể xuống dưới 7 cent/ kWh. Những năm sau, giá có thể chỉ còn 5 cent/ kWh - tương đương giá thế giới. Các nhà đầu tư đã tính toán tới trường hợp này chưa. Khi giá thay đổi, bài toán kinh tế đối với điện mặt trời rất khác.

Các nhà đầu tư Anh làm chủ công nghệ để có thể thực hiện được, họ tính toán bài toán lâu dài. Họ không đầu tư ồ ạt. Theo tôi, nhà đầu tư Việt Nam vẫn làm ăn chụp giật.

Hơn nữa, các nhà đầu tư Anh đủ vốn để đầu tư dài hạn. Lãi suất ngân hàng của họ cũng rất thấp. Tại Việt Nam không dễ dàng như vậy.

- Chỉ ra nhiều cái khó như vậy, phải chăng theo ông, các nhà đầu tư Việt Nam sẽ khó có thể triển khai được các dự án điện mặt trời?

- Không phải không làm. Thực tế điện mặt trời có triển khai thành công hay không phải chờ rất nhiều vào các nhà đầu tư.

Nhà đầu tư có đủ tiềm lực về tài chính, năng lực kỹ thuật, công nghệ cao đáp ứng được yêu cầu của dự án sẽ làm được. Nhà đầu tư hiểu thị trường, tính toán chuẩn mực suất đầu tư, tính toán về khai thác, cung ứng, sinh lời sẽ thành công.

Còn không phải nhà đầu tư cứ có tiền, chạy theo cơ chế khuyến khích là làm được. Khác với việc xây nhà chỉ cần có nguyên liệu, sắt, thép, xi măng, đào móng, xây lên là bán được. Tôi chỉ muốn cảnh báo, đầu tư điện mặt trời cần tính toán rất nhiều, không dễ như vậy.

Theo Nam Anh

Người đồng hành

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên