img

Chuyện người nghèo đổi đời: “Họ không chê tôi là người phá sản, là người từng thất bại mà cho tôi cơ hội để làm lại…” - Ảnh 1.

Nhìn ra vườn tiêu rộng 1,5 ha, căn biệt thự dùng để bán cà phê, anh Trần Minh Vui, 32 tuổi (thôn Tân Hợp, xã Ea Toh, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk) vẫn không tin bản thân đã leo lên khỏi vực thẳm.

Ba năm trước, anh Vui phá sản. Người thân rời bỏ anh mà đi khi nghe tin anh gánh nợ đầm đìa. Bản thân anh cũng phải rời quê lên Sài Gòn làm thuê. "Nhưng được ít lâu thì tôi trở về vì nhận thấy nhiều cơ hội hơn ở quê nhà", anh Vui nói.

Cơ hội ở đây chính là những "cơn sốt" trồng tiêu của bà con nông dân. Thời điểm những tháng cuối năm 2015, giá loại nông sản này luôn ổn định ở mức trên 150.000 đồng/kg - thậm chí, có thời điểm lên đến 230.000 đồng/kg khiến cho bà con nông dân đổ xô "đánh bạc" với những đồi tiêu.  

Chuyện người nghèo đổi đời: “Họ không chê tôi là người phá sản, là người từng thất bại mà cho tôi cơ hội để làm lại…” - Ảnh 2.

Nhưng trồng tiêu không phải là "canh bạc" của Vui. Qua tìm hiểu, anh nhận ra phân bò là loại phân bón rất phù hợp cho cây tiêu. Đấy mới chính là điều anh nhắm tới. Anh cũng đã tìm được nơi có nguồn cung dồi dào, giá rẻ. Tuy nhiên, trong túi Vui không có một đồng.

Cha mẹ thương con cho mượn "sổ đỏ" để cầm cố lấy vốn làm ăn nhưng thời điểm đó, cái tên Trần Minh Vui không phải là "vui" đối với những người cho vay tài chính. Đã 6 ngân hàng từ chối Vui bằng những cách khéo léo nhất.

"Hồi đó các ngân hàng hay hỏi tôi là tại sao làm phân bò mà không phải phân hoá học", anh Vui nhớ lại, "Tôi cũng thật thà nói là phân hoá học bão hoà rồi, phân bò thì rẻ, thị trường lớn. Kinh doanh lớn không nhất thiết đầu tư lớn mà nhưng thị trường phải rộng thì mới thành công được", anh kể.  


Tuy nhiên, với câu chuyện thất bại trước đó của anh, 6 ngân hàng này không cảm thấy tin tưởng. Anh đành trở về với mặc cảm và thất vọng.

Anh Vui thử vận may lần thứ 7 tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) Chi nhánh Đăk Lăk, Phòng Giao dịch Buôn Hồ. Và lần này thần may mắn đã mỉm cười, anh Vui đã vay được 200 triệu đồng.

"Họ không chê tôi là người phá sản, là người từng thất bại. Họ cho tôi cơ hội để làm lại cuộc đời", anh Vui hào hứng chia sẻ.  

Chuyện người nghèo đổi đời: “Họ không chê tôi là người phá sản, là người từng thất bại mà cho tôi cơ hội để làm lại…” - Ảnh 3.

Những người đó được anh gọi bằng "sếp": Sếp Long, sếp Thảo hay sau này là sếp Quân được anh nhắc đến với thái độ đầy biết ơn. Bởi lẽ, ở thời điểm khi không còn ai tin tưởng bản thân anh sẽ thành công, thì chỉ có VietinBank đứng bên cạnh ủng hộ.

Nhờ 200 triệu đồng làm vốn, chớp đúng thời cơ, chỉ 3 năm sau, việc kinh doanh của anh Vui đã khởi sắc. Doanh thu sau 3 năm của anh từ phân bò là gần 2 tỷ đồng. Số tiền này tiếp tục được anh đầu tư, mua lại đất đai trước bán đi do thua lỗ để trồng tiêu. Đồng thời, anh cũng mua thêm đất thổ cư để dựng nhà ở cũng như nhà trọ.

Anh Vui cũng cho biết thành công này không chỉ đến từ con số 200 triệu đồng làm vốn; mà còn nhờ vào sự tư vấn, giúp đỡ tận tình của các cán bộ Phòng Giao dịch Buôn Hồ. Nhờ đó mà tiền đẻ thêm tiền, anh Vui có cơ hội thoát khỏi vực thẳm. Chia sẻ thêm, anh Vui cho biết: Nhờ kinh tế được vực dậy, anh đã tìm được hạnh phúc sau đổ vỡ gia đình vì phá sản 3 năm trước.

Chuyện người nghèo đổi đời: “Họ không chê tôi là người phá sản, là người từng thất bại mà cho tôi cơ hội để làm lại…” - Ảnh 4.

Không gặp quá nhiều trắc trở như anh Vui, nhưng ông Hà Văn Thìn (buôn Ea Kring, xã Ea Sin, huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk) cũng có cơ hội đổi đời nhờ việc vay vốn VietinBank.

Trước đó, ông Thìn và vợ mình chỉ quanh quẩn trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ. Ông thiếu hẳn những kiến thức, kỹ thuật cũng như tiền vốn dẫn đến năng suất thấp, hiệu quả thu về không cao.

Cơ may đã đến khi tháng 9/2015, ông Thìn tiếp cận VietinBank và được vay số tiền 400 triệu đồng. Cũng với sự tư vấn khoa học và sự hỗ trợ tận tụy từ các cán bộ ngân hàng VietinBank, gia đình ông Thìn đã đầu tư trồng thêm diện tích cà phê, cao su và mắc ca.

Đến nay, tổng diện tích trồng cây của gia đình đã đạt hơn 7ha và cho năng suất, giá trị kinh tế cao nhờ chất lượng sản phẩm tốt. "Gia đình chúng tôi không chỉ thoát nghèo mà còn đang vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương" - ông Thìn phấn chấn nói.

Chuyện người nghèo đổi đời: “Họ không chê tôi là người phá sản, là người từng thất bại mà cho tôi cơ hội để làm lại…” - Ảnh 5.

Trần Minh Vui hay Hà Văn Thìn có thể xem là những điển hình của sức mạnh thay đổi mà VietinBank mang đến cho những người làm ăn kinh doanh và đặc biệt là ở vùng kinh tế nông thôn còn nhiều khó khăn.

Được thành lập cách đây gần 30 năm, VietinBank luôn đặt giá trị cốt lõi là hướng đến khách hàng. Một trong những tôn chỉ luôn được nhân viên ở đây ghi nhớ: "Khách hàng là trung tâm trong mọi hoạt động của VietinBank". Chính bởi vậy, sự thành công của khách hàng cũng chính là sự thành công của VietinBank.

Chuyện người nghèo đổi đời: “Họ không chê tôi là người phá sản, là người từng thất bại mà cho tôi cơ hội để làm lại…” - Ảnh 6.

Khách hàng - trong quan niệm của ngân hàng này không chỉ dừng lại ở những người giao dịch tại những khu trung tâm, có điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay với dự án thuận lợi; mà còn phải lan toả đến những người dân tại vùng kinh tế khó khăn. Với những khách hàng đặc biệt này, VietinBank không chỉ là người cấp vốn mà còn đồng hành, tư vấn nhờ kinh nghiệm cho vay nhiều dự án tương tự khác, giúp họ giảm bớt rủi ro và tiến gần tới thành công nhanh hơn.

"Với những khách hàng ở vùng khó khăn, quyết định cho vay sẽ đi kèm với rất nhiều trách nhiệm và rủi ro có thể gặp phải, đặc biệt là những người từng thất bại với dự án trước. Tuy nhiên, cũng ở nơi đây đem lại cho VietinBank cơ hội không phải là tạo ra những khoản lợi nhuận lớn mà là giúp cho nhiều giấc mơ thay đổi cuộc sống hiện tại có thể hình thành. Đó cũng là lý do "người VietinBank" luôn nhiệt tình và tìm hiểu rất sâu về các dự án ở vùng nông thôn còn nhiều khó khăn", một đại diện VietinBank chia sẻ.

Hiện nay, VietinBank có tổng số 155 chi nhánh và gần 1.000 phòng giao dịch, mạng lưới "phủ sóng" khắp 63 tỉnh/thành trên cả nước. Trong đó, tỷ lệ phòng giao dịch phân bổ tại khu vực nông nghiệp, nông thôn khoảng 30%. Điều thú vị là hầu hết các phòng giao dịch đều hoạt động hiệu quả, góp phần vào kinh doanh chung của toàn hệ thống VietinBank.

Tại các khu vực này, bên cạnh hoạt động cung cấp, kiểm soát tín dụng VietinBank còn có đội ngũ tư vấn dày dạn kinh nghiệm, có kỹ năng tư vấn và quản lý dòng vốn giúp người vay sử dụng hiệu quả. Bằng cách đó, VietinBank vừa đảm bảo khai thác hiệu quả dòng vốn, vừa tích cực hỗ trợ người dân làm ăn, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng trên chính quê hương mình.

Chuyện người nghèo đổi đời: “Họ không chê tôi là người phá sản, là người từng thất bại mà cho tôi cơ hội để làm lại…” - Ảnh 7.

Mặt khác, để hỗ trợ mọi thành phần kinh tế nâng cao năng lực tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều năm qua, VietinBank đã triển khai hàng loạt chính sách tín dụng hướng vào các khu vực ưu tiên. VietinBank quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là chính sách có tác động tích cực đến các khu vực kinh tế khó khăn.

Đặc biệt, chính sách tín dụng theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP được VietinBank triển khai có kết quả tốt. Còn cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, VietinBank cam kết dành 3.000 tỷ đồng tham gia chương trình.

Riêng với khu vực kinh tế miền núi đặc biệt khó khăn, VietinBank cam kết dành 10.000 tỷ đồng ưu tiên phát triển kinh tế tại khu vực này, trong đó ưu tiên các dự án đầu tư lĩnh vực giao thông, sản xuất công nông nghiệp…

Anh Trần Minh Vui cho biết đến nay vẫn còn giữ một liên hệ thân thiết với các cán bộ Phòng Giao dịch Buôn Hồ. Tết năm nay, những củ gừng được anh trồng trên mảnh vườn sau nhà được mẹ và vợ anh hào hứng làm mứt để biếu những con người mà anh luôn ghi nhớ trong lòng là ân nhân.  

Nam Dương
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ12/2/2018

Nam Dương

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên