MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cổ phần hóa DNNN 'ì ạch', TP.HCM bị nhắc nhở

"Thành phố Hồ Chí Minh chưa cổ phần hóa được doanh nghiệp nào trong số 39 doanh nghiệp” - văn bản của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp nêu đích danh.

Trong buổi Họp báo thường kỳ Quý II năm 2017 14/7, chuyện về cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước được đặt ra với lãnh đạo của Bộ Công Thương.

Bộ Công Thương thừa nhận tiến trình thực hiện các công tác trên hãy còn chậm ở nhiều nơi, địa phương. Một trong số những địa phương bị chỉ ra thực trạng 'cổ phần hóa chậm' chính là Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Ở buổi này, Bộ cũng đã cam kết sẽ đẩy nhanh tiến độ việc cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại các Tổng công ty, tập đoàn Nhà nước.

Cụ thể, theo báo cáo tình hình thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước 6 tháng đầu năm 2017 của Thường trực Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thì năm 2017, báo cáo ghi nhận đã hoàn thành cổ phần hóa 45 doanh nghiệp nhà nước trong danh mục 137 doanh nghiệp.

Tuy nhiên, dự kiến sẽ chỉ có 40 doanh nghiệp trong số này hoàn thành đúng kế hoạch. Trong 40 doanh nghiệp này có 6 doanh nghiệp hoàn thành cổ phần hóa, 14 doanh nghiệp đã công bố giá trị doanh nghiệp, 20 doanh nghiệp đang xác định giá trị doanh nghiệp.

Một lý do khác là vì vấn đề bàn giao các doanh nghiệp sau cổ phần hóa về SCIC hãy còn chậm, việc đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán chưa thực hiện nghiêm túc. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn chưa đăng ký giao dịch .

Về nguyên nhân, Ban chỉ đạo cho biết việc một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước chưa quyết liệt trong việc đổi mới mình. Một địa phương được chỉ đích danh chính là Thành phố Hồ Chí Minh.

"Thành phố Hồ Chí Minh chưa cổ phần hóa được doanh nghiệp nào trong số 39 doanh nghiệp” - văn bản của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp nêu đích danh.

Về phía mình, trong buổi làm việc cùng Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Lê Thanh Liêm cho biết, trong số 39 DNNN phải CPH thì đa phần là các công ty công ích (26 công ty, còn lại là 13 công ty mẹ), đang bị chậm thực hiện vì đang xin ý kiến Ban Thường vụ Thành ủy phê duyệt phương án CPH. Tuy nhiên, hiện nay các DNNN này đều hoàn thành kiểm kê tài sản, tiêu chí nhà đầu tư chiến lược. Khi Thành ủy phê duyệt thì Thành phố sẽ thực hiện xong trong năm 2018.

Ngoài những điểm trên, cổ phần hóa vốn Nhà nước vẫn đang gặp phải 2 vướng mắc chính trong việc thực hiện.

Thứ nhất là thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp chưa đăng ký giao dịch hay niêm yết đang gặp phải vướng mắc khi áp dụng Nghị định 91/2015/NĐ-CP (có nội dung đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp).

Theo Nghị định này thì một số doanh nghiệp có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, phải được Kiểm toán nhà nước kiểm toán trước. Vì vậy, thời gian từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến IPO sẽ dài hơn 18 tháng, qua đó kéo chậm việc cổ phần hóa.

Một nguyên nhân cuối cùng khác gây ra chậm tái cơ cấu là do, sau khi được Kiểm toán nhà nước kiểm toán, nhiều doanh nghiệp đã có sự chênh lệch rất lớn giữa giá trị sổ sách với giá trị công bố.

Hiện các Bộ đã phải đề nghị Thủ tướng cho phép không điều chỉnh lại giá trị sổ sách theo các tiền lệ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Tân Biên. Chính việc này đã làm kéo dài thêm thời gian cổ phần hóa.

Có thể kể ra doanh nghiệp rời tình cảnh chênh lệch giá trị sau kiểm toán là: Công ty Lọc Hóa dầu Bình Sơn giá trị sổ sách là 31.000 tỷ, giá trị công bố là 46.500 tỷ - chênh lệch 15.500 tỷ; Tổng công ty Điện lực Dầu khí giá trị sổ sách là 22.000 tỷ, giá trị công bổ là 33.000 tỷ - chênh lệch 11.000 tỷ, Tổng công ty Phát điện 3 giá trị sổ sách là 24.900 tỷ, giá trị công bố là 28.000 tỷ - chênh lệch 3.100 tỷ.

Theo Vũ Minh

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên