MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Cổ phiếu nổi bật tuần] DHC kỳ vọng vào mảng giấy công nghiệp

Trong khi các doanh nghiệp sản xuất bao bì thành phẩm bị canh tranh gay gắt giữ các doanh nghiệp trong nước và FDI thì các doanh nghiệp sản xuất giấy công nghiệp lại đang rất thuận lợi do tình trạng thiếu cung. DHC là một trong số bốn nhà sản xuất giấy công nghiệp hàng đầu của Việt Nam được hưởng lời từ điều này. Tweet

Diễn biến giá cổ phiếu DHC gần đây

Bất chấp việc lượng cổ phiếu thưởng hơn 2,3 triệu cổ phiếu về tài khoản nhà đầu tư vào ngày 6/10 vừa qua. DHC vẫn có tuần giao dịch đầy thành công khi tăng gần 6%, khối lượng giao dịch cũng theo đó mà tăng mạnh, trung bình hơn 240 nghìn đơn vị/phiên.

Nhà đầu tư dài hạn cũng không cảm thấy thua thiệt khi trong một tháng trở lại đây, DHC cũng đạt mức tăng trưởng ấn tượng gần 15%. Tuy vậy, khối lượng giao dịch chỉ đạt ở mức 120 nghìn đơn vị/phiên.

Cổ phiếu này được biết đến với thành quả tái cơ cấu thành công, trước thời điểm năm 2014, DHC còn đang giao dịch dưới mức giá 6.000 đồng. Nhưng thời điểm hiện tại giá mỗi cổ phiếu này đã ở mức 39.500 đồng, tức tăng gấp 6,5 lần so với 2 năm trước đây.


Biến động giá cổ phiếu DHC trong 1 năm

Biến động giá cổ phiếu DHC trong 1 năm

Triển vọng ngành giấy công nghiệp

Dựa vào số liệu các nhà phân tích của chứng khoán Bảo Việt cho rằng: số lượng doanh nghiệp tham gia vào khâu sản xuất ra thành phẩm cuối cùng là bao bì giấy khá nhiều, với hơn 200 nhà cung cấp. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này tương đối gay gắt, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI.

Tuy nhiên, cạnh tranh trong phân khúc giấy công nghiệp (đầu vào để sản xuất bao bì giấy) hiện tương đối thấp do số lượng doanh nghiệp ít và nguồn cung chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Hiện khoảng 40% nhu cầu giấy công nghiệp vẫn phải nhập khẩu.

Lấy ví dụ điển hình. Mặc dù Bao bì Biên Hòa (SVI) là một trong 3 doanh nghiệp sản xuất bao bì giấy hàng đầu Việt Nam tuy nhiên nguyên liệu giấy công nghiệp được công ty mua từ các nhà máy sản xuất trong nước và 1 phần nhập khẩu. Cùng với việc cạnh tranh gay gắt trong ngành khiến biên lợi nhuận của SVI khá thấp, khoảng 13% - 15% biên gộp và 5%-7% biên ròng.

Trong khi đó, Đông Hải Bến Tre (DHC) là doanh nghiệp sản xuất giấy công nghiệp, một phần lớn bán ra bên ngoài và một phần sử dụng nội bộ để sản xuất bao bì giấy cung cấp chủ yếu cho các doanh nghiệp trong ngành thủy sản và may mặc.

Nhà máy của DHC mới đi vào hoạt động từ năm 2011 và trong mấy năm đầu chưa huy động đủ công suất và chi phí tài chính cao khiến Công ty lỗ, tuy nhiên từ 2013 DHC đã có lãi và mức biên lợi nhuận ròng trong 3 năm trở lại đây khá tốt (8%-13%).

Triển vọng ngành còn xuất phát từ nhu cầu thực của người dân. Tiêu thụ giấy bình quân đầu người của Việt Nam vẫn thấp, đạt 33kg vào năm 2013, trong khi con số này ở Nhật Bản, châu Âu là 130kg, ở các quốc gia châu Á là 40kg. Và tăng trưởng tiêu thụ giấy tại Việt Nam đạt bình quân khoảng 10% trong hơn 10 năm qua.

Doanh nghiệp chuyên sản xuất giấy công nghiệp

DHC là nhà sản xuất giấy công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Nhà máy Giao Long II của Công ty đang được xây dựng sẽ nâng tổng công suất sản xuất lên gấp 3 lần. Trong khi đó, nhà máy hiện tại ước tính sẽ vận hành với công suất 92% trong năm nay, trong khi nhu cầu đang tiếp tục tăng trưởng.

Cụ thể, công ty đang sở hữu một nhà máy sản xuất giấy kraft với công suất thiết kế là 60.000 tấn/năm và một nhà máy bao bì có công suất 25 triệu m2/năm. Hiện tại DHC là một trong số bốn nhà sản xuất giấy công nghiệp hàng đầu của Việt Nam, xếp sau Công ty Giấy Sài Gòn (Bà Rịa), Vina Kraft (Bình Dương) và Chánh Dương (Cheng Yang, Bình Dương). Ước tính, DHC có thị phần chiếm khoảng 4%-5% thị trường giấy công nghiệp.

Cập nhật về nhà máy giấy Giao Long II: Nhà máy đã được khởi công, đang trong quá trình phê duyệt hệ thống xử lý nước thải, hệ thống lò hơi. Máy móc thiết bị đã được ký hết hợp đồng xong, bàn giao bản vẽ kỹ thuật, đặt cọc 5% và chuẩn bị chuyển tiếp 15%.

Giá trị đầu tư máy móc thiết bị là khoảng 173 tỷ đồng trong đó vốn vay ngân hàng tài trợ 30%, còn lại được tài trợ bằng nguồn vốn phát hành thêm trong quý II/2016. Theo dự kiến, nhà máy Giao Long 2 sẽ được vận hàng vào tháng 11 năm 2017, điều này sẽ nâng công suất của DHC lên khoảng 20.000 tấn/tháng.

Được biết, lũy kế 6 tháng đầu năm, DHC ghi nhận doanh thu 276,5 tỷ đồng giảm 11,2% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận sau thuế đạt 38,8 tỷ đồng tăng 15,4%.

Theo đánh giá, doanh thu quý II/2016 tiếp tục giảm do lượng giấy sản xuất trong giai đoạn nhiễm mặn không đảm bảo chất lượng để cung cấp cho khách hàng. Do đó, công ty đã ghi nhận giá trị hàng tồn kho tăng đột biến từ mức 57 tỷ đồng (cuối năm 2015) lên 108 tỷ đồng vào thời điểm cuối quý II. Và lượng tồn kho thành phẩm này sẽ được chuyển dần sang nhà máy sản xuất bao bì và dự kiến sẽ được giải quyết xong trong vòng 3 tháng tới.

Theo Mai Hương

BizLive

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên