MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cổ phiếu vốn hóa lớn nào giảm mạnh nhất trong 'cơn bão' vừa qua

Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn chỉ trong vòng 3 tháng đã mất từ 30 - 50% giá trị.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn giảm giá do tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ Trung và động thái bán ròng của nhà đầu tư ngoại. VN-Index chỉ trong 3 tháng giảm từ 1.200 điểm hiện đã xuống dưới 900 điểm.Tính đến thời điểm 5/7/2018, VN-Index đã rơi xuống mức 899,4 điểm, tương ứng giảm 25,3% kể từ đỉnh và 8,6% kể từ đầu năm. HNX-Index giảm 30% từ đỉnh (-17,5% từ đầu năm) xuống 96,39 điểm.

Thanh khoản thị trường cũng giảm mạnh từ 10.000 tỷ đồng/phiên xuống 3.000 - 4.000 tỷ đồng/phiên nếu tính cả giao dịch thỏa thuận.

Cổ phiếu vốn hóa lớn nào giảm mạnh nhất trong cơn bão vừa qua - Ảnh 1.

Chưa thời điểm nào trong lịch sử TTCK Việt Nam độ biến động thị trường lại lớn như hiện tại.

Cổ phiếu vốn hóa lớn nào giảm mạnh nhất trong cơn bão vừa qua - Ảnh 2.

Biến động của VN-Index từ 9/4 - 5/7/2018

Thông kê trong số 30 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường (dữ liệu trong phiên 5/7/2018) thì chỉ có duy nhất 1 cổ phiếu tăng giá là Vinhomes trong khi có đến 13 cổ phiếu giảm giá trên 30%.

Cổ phiếu vốn hóa lớn nào giảm mạnh nhất trong cơn bão vừa qua - Ảnh 3.

Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đợt lao dốc của thị trường chung và đây cũng chính là nhóm tạo áp lực lớn nhất đến thị trường. Trong danh sách trên, 10 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất có đến 6 cổ phiếu ngân hàng. Dẫn đầu danh sách này là BID của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam với mức giảm là 51,35%. Tiếp sau đó, CTG của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam cũng giảm 45,6%.

Cổ phiếu vốn hóa lớn nào giảm mạnh nhất trong cơn bão vừa qua - Ảnh 4.

Diễn biến giá cổ phiếu BID từ 9/4 - 5/7/2018

Việc nhóm cổ phiếu ngân hàng sụt giảm sâu thời gian vừa qua được một số nhà đầu tư cho rằng ngoài yếu tố xấu từ thị trường chung thì nhóm cổ phiếu này đã có khoảng thời gian tăng rất mạnh trước đó, nhiều cổ phiếu ngân hàng đã tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy 1 năm.

Đứng thứ ba về mức giảm giá đó là GAS của Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP. Cổ phiếu này cũng đã mất 41,7% giá trị.

Cổ phiếu vốn hóa lớn nào giảm mạnh nhất trong cơn bão vừa qua - Ảnh 5.

Diễn biến giá cổ phiếu GAS từ 9/4 - 5/7/2018

Đáng chú ý, rất nhiều 'ông lớn' trên sàn UPCoM cũng không thể tránh nổi 'cơn bão' của thị trường chung. Những cổ phiếu từng được rất nhiều nhà đầu tư săn đón như BSR của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn, HVN của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP, POW của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam... cũng đều giảm trên 30% chỉ sau 3 tháng.

Mức giảm của thị trường chung cũng đã được kĩm hãm phần nào bởi cặp đôi cổ phiếu vốn hóa lớn nhất ở là VHM của Công ty cổ phần Vinhomes và VIC của Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần không có diễn biến quá tiêu cực. VIC chỉ giảm 4,47%, trong khi VHM tăng đến 24% so với giá tham chiếu ngày đầu chào sàn. Tuy vậy, việc VHM còn tăng giá sau đợt sụt giảm mạnh của thị trường chung có lẽ chưa đủ để nhà đầu tư đánh giá do cổ phiếu này mới chỉ niêm yết trên HOSE từ ngày 17/5/2018. Còn VIC, cổ phiếu này đã có khoảng thời gian sụt giảm rất mạnh theo xu hướng chung nhưng sau đó hồi phục khá nhanh.

Cổ phiếu vốn hóa lớn nào giảm mạnh nhất trong cơn bão vừa qua - Ảnh 6.

Diễn biến giá cổ phiếu VIC từ 9/4 - 5/7/2018

Trong số những cổ phiếu giảm giá ít nhất thì MWG của Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động là cái tên đáng để nhắc đến. MWG trong 3 tháng qua chỉ giảm 0,25%. Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra hơn thì trước đó MWG đã có quãng thời gian lao dốc 'thê thảm'. Trong khi thị trường liên tục đi lên vào cuối năm 2017 và đầu năm 2018 thì MWG lại có diễn biến ngược lại. Cổ phiếu này giảm từ mức đỉnh 135.580 đồng/CP xuống chỉ còn 96.630 đồng/CP, tương ứng mất 40,4% giá trị.

Cổ phiếu vốn hóa lớn nào giảm mạnh nhất trong cơn bão vừa qua - Ảnh 7.

Diễn biến giá cổ phiếu MWG trong vòng 1 năm qua

Ở thời điểm hiện tại, một số chuyên gia và CTCK cho rằng thị trường đã xuất hiện nhiều cổ phiếu ở vùng giá hấp dẫn. Tuy nhiên, những phản ứng của thị trường trong các phiên gần đây lại cho thấy tâm lý nhà đầu tư còn quá nhạy cảm và thận trọng: thanh khoản liên tục duy trì ở mức thấp, lực bán bị kích hoạt chỉ trong vòng một thời gian ngắn. Hơn nữa bối cảnh kinh tế và chính trị thế giới còn rất phức tạp do đó các nhà đầu tư trong nước chưa nóng vội khi tham gia bắt đáy.



Theo Bình An

Người đồng hành

Trở lên trên