MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Có thêm 90% cơ hội sống sót trong đám cháy lớn chỉ với một tấm đệm: Kinh nghiệm nhận hàng nghìn lượt chia sẻ từ người cứu sống gia đình trong trận hoả hoạn

23-03-2018 - 12:14 PM | Sống

Trước vụ hậu quả khủng khiếp của vụ hỏa hoạn tại chung cư Carina Plaza ngày 23/3, rất nhiều người quan tâm đến cách thoát hiểm, tránh được khói độc khi mắc kẹt trong đám cháy lớn.

Xảy ra lúc nửa đêm, hậu quả khủng khiếp, thiệt mạng tới 13 người và rất nhiều người khác bị thương, vụ cháy chung cư cao tầng Carina Plaza tại TP HCM đã trở thành điểm nóng trên các mặt báo ngày 23/3. Bên cạnh các vấn đề về hệ thống báo cháy của chung cư cũng như trách nhiệm của những người quản lý tòa nhà, thì có lẽ điều người dân quan tâm nhất vẫn là: Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro khi bị mắc kẹt trong một vụ hỏa hoạn?

Nguyên nhân gây tử vong trong các vụ hỏa hoạn chủ yếu là do ngạt khói. Khi tránh được khói độc là bạn có đến 90% cơ hội sống sót khi thoát khỏi cơn nguy nan. Có lẽ vì thế, bài chia sẻ về cách thoát nạn với một tấm đệm của một thành viên diễn dàn Otofun.net đã nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ. 

Theo tài khoản Facebook Minh Trần, đây là kinh nghiệm thực tế của bản thân anh. Kinh nghiệm này đã đã cứu sống 4 người trong gia đình anh trong một vụ hỏa hoạn và phòng cảnh sát PCCC của địa phương lưu lại để làm tài liệu phổ biến trong công tác phòng cháy chữa cháy.

Trên trang cá nhân, tài khoản Minh Trần viết:

"Chia sẻ cách thoát hiểm khi xảy ra cháy qua vụ việc cháy chung cư tại Sài Gòn hôm nay. (Đây là kinh nghiệm thực tế của bản thân tôi đã cứu sống 4 người trong gia đình mình trong một vụ hỏa hoạn)...

- Phương pháp thoát hiểm khi cháy tôi muốn nhấn mạnh là "rất đơn giản" và ai cùng gia đình nào cũng có điều kiện thực hiện tốt để giảm thiểu được thiệt hại rất lớn.

Tôi có vẽ hình ảnh minh họa để mọi người hiểu ngay được phương pháp dưới đây và cần lưu ý các điểm đặc biệt quan trọng.

1) Khi xảy ra cháy hỏa hoạn, điều quan trọng hàng đầu là bạn không được mất bình tĩnh.

2) Đa phần thiệt hại về người là do ngạt khói chứ không phải do lửa nóng.

3) Khói độc đậm đặc và áp suất trong nhà kín sẽ tăng rất nhanh, do đó phải mở ngay lập tức tất cả các cửa ở hướng không có cháy để giảm áp (không được mở cửa ở hướng có cháy và khói xông vào phòng).

4) Các phương pháp phòng khói khẩn cấp như khăn ướt luôn có tác dụng tốt vậy bạn nên luôn để 1 chai nước trong phòng.

- Thực hiện biện pháp tránh ngạt do khói rất đơn giản như sau: dụng cụ cứu nạn ở đây đơn giản chính là tấm đện bạn đang nằm ngủ.

Xem hình tôi vẽ minh họa thực hiện đối với 2 trường hợp là cửa sổ và ban công hoặc cả 2 cùng lúc. Lấy một tấm đệm (màu xanh như hình minh họa) dựng lên một góc khoảng 45 độ và bạn chui vào trong.

Khi tránh được khói độc bạn đã có đến 90% cơ hội sống sót trong lúc nguy cấp thời gian tính bằng giây".

Có thêm 90% cơ hội sống sót trong đám cháy lớn chỉ với một tấm đệm: Kinh nghiệm nhận hàng nghìn lượt chia sẻ từ người cứu sống gia đình trong trận hoả hoạn - Ảnh 1.
Có thêm 90% cơ hội sống sót trong đám cháy lớn chỉ với một tấm đệm: Kinh nghiệm nhận hàng nghìn lượt chia sẻ từ người cứu sống gia đình trong trận hoả hoạn - Ảnh 2.

Đối với cửa sổ, bạn dựng đệm sao cho hở một khe thoáng phía trên khoảng chừng 30cm để khói có thể thoát qua tấm đệm và bốc ra ngoài trời.

Có thêm 90% cơ hội sống sót trong đám cháy lớn chỉ với một tấm đệm: Kinh nghiệm nhận hàng nghìn lượt chia sẻ từ người cứu sống gia đình trong trận hoả hoạn - Ảnh 3.
Có thêm 90% cơ hội sống sót trong đám cháy lớn chỉ với một tấm đệm: Kinh nghiệm nhận hàng nghìn lượt chia sẻ từ người cứu sống gia đình trong trận hoả hoạn - Ảnh 4.

Với ban công, bạn sẽ dựng tấm đệm sao cho phần đáy của đệm tiếp xúc được với sàn và tường, tạo khoảng trống đủ để bạn chui vào đó tránh khói trước khi tìm được cách thoát nạn.

Bài viết được tác giả đăng kèm với hình minh họa tự vẽ để mọi người hình dung rõ hơn. Bài viết được rất nhiều người chia sẻ và quan tâm bởi thực sự hữu ích.

Một Facebooker nhiệt tình chia sẻ thêm cách thoát nạn: "Sau khi bình tĩnh xem cháy ở hướng nào, hãy đóng ngay cửa ở hướng có cháy mà khói lùa vào nhà, phòng. Mau chóng chạy vào nhà tắm xả nước vào khăn ướt, rẻ ướt mang ra chặn dưới hèm cửa không cho khói xông vào. Tiếp tục lấy khăn mặt ướt quấn vào mặt mình, lấy chăn xả cho ướt quấn quanh người rồi nhanh chóng bò sát mặt đất tìm ra cửa sổ, ban công nơi không có cháy. Dùng các vật dụng như áo đỏ, khăn, vải màu sặc sỡ dễ nhận biết để làm tín hiệu cho lực lượng PCCC biết. Cũng xin lưu ý với các gia đình ở chung cư hiện nay nên trang bị thêm thang dù hoặc 1 sợi dây thừng to dài hoảng 20m để khi xảy ra cháy ta có thể buộc vào ban công lấy rẻ quấn vào và tụt xuống".

Facebooker tỏ ra quan tâm và đồng tình với chia sẻ hữu ích này: "Rất hữu ích ạ, em nghĩ các gia đình có ai sống trên cao nên tự diễn tập giả định 1 lần, chẳng may có biến thì biết đường mà chạy, xử lý tốt nhất có thể".

Minh An

Thời Đại

Trở lên trên