MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cobots là gì và nó sẽ thay đổi chuỗi sản xuất ra sao?

Con người và robot, được gọi là cobots, làm việc cùng nhau để đạt được hiệu quả cao hơn.

Sự phát triển của khoa học công nghệ có thể hỗ trợ con người rất nhiều trong lĩnh vực lao động sản xuất, nhưng đồng thời cũng khiến cho nhiều người có nguy cơ mất việc.

Foxconn là thương hiệu của công ty Đài Loan Hon Hai Precision Industry Co. (Ltd.), một trong những hãng chế tạo linh kiện điện tử và máy tính lớn nhất thế giới, đã tự động hóa tất cả các chuỗi dây chuyền sản xuất của mình bằng việc sử dụng hơn một triệu robot. Điều này có nghĩa là 60.000 công nhân đã bị thay thế trong các nhà máy của Foxconn bằng robot kể từ năm 2016. Nhà thầu xây dựng Nhật Bản Shimizu cũng đã đầu tư hơn 3 tỷ yên (28 triệu đô la) vào việc sử dụng robot trong cùng thời gian.

Những ví dụ này cho thấy một xu hướng mới trong các ngành công nghiệp hiện nay, nơi mà robot đang dần thay thế người lao động, thay đổi quy trình sản xuất và biến các ngành công nghiệp không còn quá phụ thuộc vào nguồn lao động con người. Với những ưu thế và đặc điểm của các nước châu Á, các chính phủ cần thận trọng trong việc robot hóa quá trình lao động sản xuất vì điều đó sẽ bắt đầu định hình lại thị trường và lực lượng lao động của họ.

Sự quan tâm và những động thái của chính phủ là hết sức cấp bách vì xu hướng tự động hóa, robot hóa được dự kiến ​​sẽ tăng vọt trong những năm tới. Một báo cáo gần đây của Viện toàn cầu McKinsey dự đoán rằng robot sẽ đảm nhận từ 400 triệu đến 800 triệu việc làm vào năm 2030, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến một phần năm lực lượng lao động toàn cầu. Morgan Stanley cũng đưa ra dự báo rằng khoảng 20% sản lượng giày Nike và Adidas sẽ được chuyển sang những nhà máy tự động vào năm 2023.

Nhờ có cuộc cách mạng về công nghệ, tự động hóa - robot hóa giúp cho nhiều công ty không cần phải đặt nhà máy sản xuất tại các quốc gia có chi phí sản xuất và nhân công thấp, thay vào đó là những cơ sở sản xuất gần với thị trường. Điều này cho phép các công ty được hưởng lợi từ việc giảm chi phí vận chuyển và chi phí lưu trữ hàng tồn kho, cũng như giảm rủi ro đánh cắp tài sản trí tuệ. Thêm vào đó cũng rút ngắn thời gian sản xuất để đáp ứng nhanh chóng với các nhu cầu của thị trường.

Tuy nhiên nó lại mang đến hậu quả nghiêm trọng đối với những quốc gia tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc hợp tác gia công sản xuất sản phẩm bởi các công ty đa quốc gia ở các nước có chi phí thấp đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhanh chóng của họ trong vài thập kỷ qua. Điều này không nơi nào rõ ràng hơn là châu Á.

Cobots là gì và nó sẽ thay đổi chuỗi sản xuất ra sao? - Ảnh 1.

Một công nhân của Shimizu điều khiển robot lắp ráp các tấm trần tại chỗ (tháng 4 năm 2018). © Getty Images

Khi robot công nghiệp đang ngày càng trở nên thông minh và linh hoạt hơn, sự phụ thuộc ngày càng tăng vào chúng để thực hiện, tiếp quản ngày càng nhiều chức năng và quy trình sản xuất khiến cho các quốc gia sử dụng mô hình lao động cơ bản, chủ yếu phụ thuộc vào sức lao động của con người đối mặt với nhiều thử thách. Các quốc gia như Bangladesh, Việt Nam và Campuchia đang mất dần lợi thế dựa trên chi phí sản xuất và nhân công thấp. 

Những phát triển này nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về tăng cường công nghệ và tiếp thu các kỹ năng để chuyển sang các hoạt động không thể thực hiện với giá rẻ hơn bằng máy móc. Các mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ mới đã gây ra một làn sóng các doanh nhân địa phương mọc lên như nấm trên khắp châu Phi, tạo ra những bước nhảy vọt trong nhiều thập kỷ dưới sự đầu tư của chính phủ.

Đẩy nhanh tiến độ theo định hướng này sẽ đòi hỏi sự tham gia của chính phủ trong việc cung cấp đào tạo và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng. Các nước đang phát triển cũng có thể được hưởng lợi từ nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp trong nước đối với các vật liệu được sản xuất bởi robot.

Việc cấu hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu mang nhiều ý nghĩa khác nhau đối với các nước phát triển, cũng như đối với một số thị trường tiên tiến mới nổi như Trung Quốc và Thái Lan. Những quốc gia sau này có khả năng được hưởng lợi từ cuộc cách mạng robot theo ít nhất ba cách.

Thứ nhất, việc các dây chuyền sản xuất tự động được chuyển đến các nước phát triển, robot chỉ thường bổ sung và hỗ trợ con người chứ không thay thế hoàn toàn. Con người và robot, được gọi là cobots, làm việc cùng nhau để đạt được hiệu quả cao hơn.

Nhà máy sản xuất pin tự động hoàn toàn của công ty ô tô điện Tesla tại Berlin sẽ cung cấp 10.000 việc làm cho con người để giám sát và điều khiển robot. Amazon có 100.000 robot làm việc trong kho của họ cùng với 250.000 nhân công vì robot không thể tự thực hiện tất cả các nhiệm vụ.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu ở một số thị trường tiên tiến mới nổi lớn nhất đã tạo ra một lý do để đặt các nhà máy và dây chuyền sản xuất ở đó. Tesla Gigafactory 3 tại Thượng Hải, công ty đầu tiên bên ngoài Hoa Kỳ, là một trường hợp điển hình.

Cobots là gì và nó sẽ thay đổi chuỗi sản xuất ra sao? - Ảnh 2.

Tesla Gigafactory 3 tại Thượng Hải, được chụp vào tháng 10 năm 2019 trong quá trình xây dựng. © Hình ảnh VCG / Getty

Thứ hai, cuộc cách mạng robot có khả năng làm tăng nhu cầu về các kỹ năng không thể được sao chép hay thay thế bởi robot, như sáng tạo và đổi mới, cái mà dường như khá dồi dào trong những nền kinh tế tiên tiến, khiến chúng trở thành người hưởng lợi chính từ những phát triển này.

Robot được tạo ra dựa trên những nghiên cứu tại một thời điểm trong nào đó quá khứ, chúng cung cấp đầu ra có nguồn gốc từ các đầu vào nhất định. Do đó, chúng rất khó hoặc mất rất nhiều thời gian để cải tiến và đổi mới. Chúng cũng không thể tổng hợp, tích lũy kiến ​​thức hay một mình trình hoạt động.

Cuối cùng, cuộc cách mạng robot và sản xuất robot công nghiệp toàn cầu mở ra cơ hội phát triển về các ngành công nghiệp mới. Trong lịch sử, các công ty Nhật Bản và châu Âu thống trị thị trường sản xuất, nhưng trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh đến từ các thị trường tiên tiến mới nổi.

Dựa trên nhu cầu sử dụng robot ngày càng tăng, các công ty Trung Quốc và Hàn Quốc đang có những bước tiến mới và dự kiến ​​sẽ trở thành những quốc gia chiếm ưu thế.

Trong khi robot và tự động hóa tạo ra vô số cơ hội cho lao động lành nghề, chúng thay thế nhiều công việc của lao động phổ thông. Nhà máy sản xuất máy cạo râu tự động Philips ở Hà Lan sử dụng một phần mười lực lượng lao động tại chi nhánh ở Trung Quốc của họ. Những phát triển như vậy nhấn mạnh sự bất bình đẳng và gây ra áp lực xã hội nghiêm trọng ở các nước phát triển, điều sớm cần được chính phủ giải quyết trong những năm tới.

Hoàng An

Nikkei Asian Review

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên