MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

CTCK nhận định thị trường 03/10: Đáng ngại với thanh khoản

Không loại trừ khả năng thanh khoản thấp đã khiến bên bán mất bình tĩnh trong phiên chiều, từ đó khiến các cổ phiếu trên thị trường bị mất giá trên diện rộng. Nếu điều này là đúng, VDSC cho rằng áp lực bán hôm qua chỉ là tạm thời và tâm lý thị trường sẽ nhanh chóng hồi phục trong một vài phiên tới.

CTCK Rồng Việt

Xét riêng về mặt chỉ số, diễn biến không quá đặc biệt. Kịch bản tăng trong phiên sáng rồi bị bán trong mạnh trong phiên chiều trở nên không còn xa lạ. VN-30 giữ nhịp tăng trong phiên sáng khá tốt, và thị trường có những lúc chứng kiến số mã tăng gấp dôi số mã giảm. Tuy nhiên, áp lực bán mạnh trong phiên chiều đã nhấn chìm VN-Index (802,33 điểm, -0,27%) trong sắc đỏ. Phía các mã hỗ trợ dường như chỉ có BHN là đáng chú ý, trong khi ở “chiến tuyến” bên kia, áp lực từ SAB, VNM và các ông lớn khác lên chỉ số chung là quá lớn.

Tuy nhiên, thanh khoản mới là điểm đáng bàn nhất. Tổng giá trị GDKL trong phiên hôm qua chỉ vỏn vẹn 2.125 tỷ đồng. Nếu so với con số trung bình tháng 09 khoảng 3.200 tỷ đồng, hay thậm chí là phiên thứ 6 cuối tuần rồi khoảng 2.700 tỷ đồng thì thanh khoản này thực sự rất kém. Đáng nói là: mức sụt giảm này không bị bóp méo bởi 1 hay hai cổ phiếu. Thực tế chúng tôi ghi nhận thanh khoản giảm sút ở 243/343 mã toàn sàn HSX. Điều này cho thấy vấn đề nằm ở tâm lý thị trường, chứ không phải từ vài ba cổ phiếu.

Không loại trừ khả năng thanh khoản thấp đã khiến bên bán mất bình tĩnh trong phiên chiều, từ đó khiến các cổ phiếu trên thị trường bị mất giá trên diện rộng. Nếu điều này là đúng, chúng tôi cho rằng áp lực bán hôm qua chỉ là tạm thời và tâm lý thị trường sẽ nhanh chóng hồi phục trong một vài phiên tới. Nhìn chung, chúng tôi tin rằng thị trường vẫn còn trong xu hướng đi ngang và nhà đầu tư có thể tiếp tục tích lũy cổ phiếu đón sóng KQKD quý 3.

CTCK Sài Gòn Hà Nội - SHS

Tín hiệu ngắn hạn của VN-Index chuyển từ Trung tính xuống Tiêu cực sau khi để mất hỗ trợ tại 803 điểm (MA20); trong khi đó, tín hiệu ngắn hạn của VN30 vẫn được duy trì Tích cực, nhưng đang rất mong manh với hỗ trợ gần nhất tại 790 điểm.

Trong phiên 3/10, nhiều khả năng VN-Index sẽ có phiên thứ 15 liên tiếp đi ngang và tích lũy trong biên độ 800-810 điểm.

Nhà đầu tư ngắn hạn duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức an toàn và quan sát thị trường để có hành động hợp lý.

Nhà đầu tư trung và dài hạn tiếp tục nắm giữ những cổ phiếu đang có vị thế tốt và có thể tích lũy thêm những cổ phiếu triển vọng tích cực trong quý III và cả năm nay trong những phiên giảm điểm ở mức giá hấp dẫn hơn.

CTCK BSC

Thị trường vẫn giữ xu hướng điều chỉnh chung trong phiên giao dịch đầu tuần dù các mã Bluechips có dấu hiệu tăng điểm khi mở cửa nhưng tâm lý thận trọng của nhà đầu tư khiến chỉ số đã nhanh chóng quay đầu giảm điểm. Các mã cổ phiếu có yếu tố thị trường cao cũng bị ảnh hưởng xấu điển hình là các mã như FIT, KLF (2 mã cổ phiếu này đã giảm sàn 5 phiên liên tiếp), HAI, HAR.

Dòng tiền hiện tại là rất yếu, xuống mức thấp nhất trong 8 tháng qua, nhà đầu tư nên hạn chế tham gia mua vào những cổ phiếu có dấu hiệu thu hút dòng tiền ngắn hạn khi xu thế chung của thị trường đang là giảm điểm và tiếp tục quan sát vận động của dòng tiền thị trường, đề phòng sự điều chỉnh chung của thị trường có thể xảy ra trong những phiên tới.

CTCK Đầu tư Việt nam- IVS

Dòng tiền có thể sẽ còn tiếp tục yếu đi bởi nhiều yếu tố, đầu tiên là xu hướng điều chỉnh vào cuối năm của thị trường trong nhiều năm gần đây.

Thứ 2, Mùa báo cáo KQKD Quý III sẽ không tạo ra ấn tượng quá lớn, một phần do NĐT đã dự báo trước được và giá cổ phiếu đã tăng, phần nữa biên độ giữa giá thực tế và giá mục tiêu theo định giá không quá lớn để tạo ra cú hích cho thị trường.

Thứ 3, kể từ đầu năm đến nay trong khi TTCK hấp dẫn còn thị trường BĐS ảm đạm và khó khăn đã khiến lượng tiền cực lớn dịch chuyển sang.

Tuy nhiên, việc hàng loạt các dự án cầu sẽ xây dựng quanh khu vực phía Bắc có thể sẽ tạo ra một cơn sốt BĐS và dòng tiền sẽ dịch chuyển ngược trở lại.

NĐT cần phải có chiến lược kinh doanh mới cho phù hợp với điều kiện thị trường hiện tại.

Không nên quá kỳ vọng và KQKD Quý III nữa bởi đó là cơ hội để NĐT chốt lời hơn là mua vào, ngược lại nó sẽ là bị kịch với những DN công bố KQKD không như kỳ vọng.

Vì thế lựa chọn một chiến lược án toàn sẽ tạo cơ hội cho NĐT trong giai đoạn tới.

Nhật Sự

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên