MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cú tăng 750 điểm cuối tuần trước đủ giúp chứng khoán Mỹ thoát khỏi vũng lầy?

07-01-2019 - 15:38 PM | Tài chính quốc tế

Các nhà đầu tư đang hy vọng rằng Tổng thống Trump đã nói đúng rằng tháng 12 tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng chỉ là "một chút trục trặc", nhưng các diễn biến trong quá khứ cho thấy nó không đơn giản đến vậy.

Chứng khoán Mỹ đã hồi phục đáng kể kể từ cú sụt giảm mạnh gần đây nhất. Nhưng thực ra, tình trạng đen tối vẫn chưa thực sự kết thúc, chúng ta chỉ đang "cảm thấy" như vậy, ví dụ như hôm thứ Sáu, khi Dow Jones tăng vọt gần 750 điểm. Những diễn biến về sự đảo chiều nhanh chóng đã được các nhà giao dịch nghĩ tới, hoặc ít nhất là những người đã ở trong ngành khoảng một vài năm.

Nhưng ngay cảnh trong một kịch bản không nhiều biến động, thì chúng ta nên nhớ rằng các mức đáy thường mất nhiều thời gian để hình thành hơn so với những gì chỉ số S&P 500 đã chứng kiến từ trước tới nay.

Theo dữ liệu của Bank of America, kể từ năm 1950, S&P 500 đã chứng kiến 11 lần cuộc "tháo chạy" với mức "rút tiền" từ 12% trở lên trong diễn biến thị trường đi lên một thời gian dài, ví dụ như hiện tại. Mặc dù mức giảm trung bình trong cuộc bán tháo gần đây nhất vào tháng 10 là 19,9%, nhưng đợt điều chỉnh thường còn kéo dài hơn nhiều - trung bình là 8 tháng.

Cú tăng 750 điểm cuối tuần trước đủ giúp chứng khoán Mỹ thoát khỏi vũng lầy? - Ảnh 1.

Mức đáy của S&P 500 trong tháng 12 vừa rồi chứng kiến cú hồi phục nhanh thứ tư kể từ năm 1950, theo Bank of America.

Nói một cách khác, ngay cả khi đáy của thị trường chạm gần với các mức giá của cổ phiếu, thì có thể vẫn còn quá sớm để nói rằng mọi thứ đã rõ ràng nếu lịch sử còn có thể chứng minh bất kì điều gì. Cũng như các nhà đầu tư đang hy vọng rằng Tổng thống Trump đã nói đúng, rằng tháng 12 tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng chỉ là "một chút trục trặc", nhưng các diễn biến trong quá khứ cho thấy rằng nó không đơn giản đến vậy.

Từ những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cho đến những bất ổn về chính sách thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), những nguyên nhân cốt lõi gây ra tình trạng bán tháo hồi quý IV năm trước vẫn chưa biến mất. Trong khi đó, những tin tức gây hoang mang vẫn tiếp tục lan rộng, Apple và Delta Air Lines vừa "gia nhập" danh sách dài các công ty cắt giảm dự báo doanh thu, càng dấy lên lo ngại rằng các bản báo cáo lợi nhuận trong năm 2019 sẽ thấp hơn những gì các nhà phân tích dự đoán.

Michael Shaoul, CEO của Marketfield Asset Management LLC, cho hay: "Chúng tôi sẽ không nói rằng những diễn biến gần đây chỉ là "một sự trục trặc" mà thay vào đó, sẽ chỉ ra rằng thị trường "con bò" của Mỹ đã đi đến kết thúc từ hồi cuối tháng 9. Chúng tôi sẽ dự đoán về hướng đi của thị trường theo "quy tắc của thị trường giá xuống", cho thấy những đợt hồi phục sẽ không còn như các mốc theo dự tính và chỉ xuất hiện trong một vài phiên ngắn."

Đó là những gì đang xảy ra trong thời điểm hiện tại. Sau thời điểm kinh hoàng từ dịp Giáng Sinh vừa rồi và cú tăng mạnh trong phiên giao dịch hôm thứ Sáu, chỉ số S&P 500 đã tăng gần 8% trong 7 ngày, đánh dấu mức tăng liên tiếp trong tuần lần đầu tiên kể từ hồi đầu tháng 11. Sự phục hồi này, diễn ra sau khi mức chuẩn rớt khoảng 20% gần như rơi vào thị trường "gấu", đang nhắc nhở một số nhà đầu tư về hai trải nghiệm "cận tử" trước đó.

Năm 1990, tính đến tháng 10, chỉ số S&P 500 đã giảm 19,9% trong vòng 3 tháng và hồi phục trong 4 tháng sau đó. Còn năm 1998, thị trường cũng chứng kiến tình trạng tương tự trong vòng vài tuần, và một lần nữa những cú giảm đều bị "xoá sạch" trong 2 tháng.

Liệu tình trạng đó sẽ lặp lại? Chắc chắn là có thể. Nhưng trật tự thị trường ở quy mô lớn hiếm khi kết thúc nhanh chóng. Giả sử thị trường đã chạm đáy hôm 24 tháng 12 vừa rồi, đoạn giá điều chỉnh (pullback) này sẽ được "xếp hạng" là có tốc độ nhanh thứ tư trong 11 đợt được Bank of America theo dõi. Nhưng nếu diễn biến này phù hợp với thời gian trung bình của những đợt bán tháo trước đó, thì thị trường sẽ phải đối mặt với nhiều tổn thất hơn trong quý II năm nay.

Cú tăng 750 điểm cuối tuần trước đủ giúp chứng khoán Mỹ thoát khỏi vũng lầy? - Ảnh 2.

Sự hồi phục của S&P 500 đang đối mặt với "chướng ngại vật" giữa mốc 2530 và 2600 điểm.

Khoảng cách giữa mức 2530 điểm và 2600 điểm thể hiện cho "ngưỡng kháng cự mạnh" của S&P 500, theo Jonahtan Krinsky, một nhà phân thích kỹ thuật tại Bay Crest Partners. Con số 2530 đã đánh dấu mốc đáy của thị trường vào tháng 2 trong khi 2600 có thể thấy là minh chứng của những tổn thất trong tháng 5 và tháng 10.

Sau nhiều lần chật vật để vượt qua con số 2530 vào hôm 28 tháng 12 và một lần nữa vào ngày 2 tháng 1, S&P 500 đã nhảy vọt qua mức này. Tuy nhiên, ở mức 2351,94 thì chỉ số này vẫn thấp hơn 1 điểm so với mức thấp trong ngày của tháng 2.

Hương Giang

Bloomberg

Trở lên trên