MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cục diện kinh tế toàn cầu sau chiến tranh thương mại - Kỳ 3: “Con rồng Trung Quốc đáp trả”

Ở bài trước, Trung tâm nghiên cứu công ty chứng khoán Công Thương đã có nhận định rằng Mỹ đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro cho một cuộc chiến dài hơi đối với Trung Quốc và dự báo các ‘vũ khí’ mà Mỹ có thể sử dụng trong cuộc chiến tranh thương mại

Trong kỳ này, tác giả đưa ra dự báo về thế của Trung Quốc và những đối sách trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

Trung Quốc buộc phải tìm động lực mới để phát triển nhằm đưa thu nhập GDP đầu người vượt ra khỏi ‘bẫy thu nhập trung bình’ (Bẫy thu nhập trung bình là việc theo thống kê có tới 88% các nước nằm trong nhóm thu nhập trung bình trong suốt 48 năm ‘mắc kẹt’ không thể vươn lên nhóm các nước có thu nhập cao). Do đó, Trung Quốc sẽ không dễ dàng ‘đầu hàng’ trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Vị thế của Trung Quốc: đủ lớn để không dễ bị ‘bắt nạt’

Tương quan GDP của Mỹ và đồng minh so với đối thủ trong các cuộc chiến thương mại trước:

Cục diện kinh tế toàn cầu sau chiến tranh thương mại - Kỳ 3: “Con rồng Trung Quốc đáp trả” - Ảnh 1.

Trong lịch sử, Mỹ và đồng minh là những nền kinh tế rất lớn và có tính lấn át ở thời điểm bấy giờ. Tổng GDP của Mỹ và Châu Âu năm 1960 đạt 902 tỷ USD, gấp 2.65 lần GDP của Liên Xô. Năm 1970 khi cuộc chiến thương mại về xe hơi nổ ra, GDP của Mỹ đạt 1075 tỷ USD, lớn gấp hơn 5 lần nền kinh tế của Nhật Bản. Trong cuộc chiến này, quy mô của Mỹ gấp 1.5 lần so với Trung Quốc không mang tính áp đảo toàn diện như các cuộc chiến tranh thương mại trước. Mỹ cũng khá đơn độc trong cuộc chiến tranh thương mại lần này khi đã không lôi kéo được Châu Âu cùng tham gia đánh thuế nhập khẩu sản phẩm Trung Quốc.

Thị trường tiêu thụ rộng lớn

Thị trường tiêu thụ nội địa của Trung Quốc với 1.4 tỷ dân cũng cho thấy tiềm năng phát triển từ thị trường nội địa của Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc sẵn sàng chuyển hướng sản xuất để tiêu thụ nội địa mà không quá phục thuộc vào sản xuất xuất khẩu vào Mỹ:

Cục diện kinh tế toàn cầu sau chiến tranh thương mại - Kỳ 3: “Con rồng Trung Quốc đáp trả” - Ảnh 2.

Chính trị ‘ổn định’ hơn so với Mỹ

Về mặt chính trị, Trung Quốc có lợi thế hơn so với Mỹ nhờ sự ổn định và nhất quán từ trên xuống dưới trong khi nội bộ nước Mỹ bị phân thành hai phe Dân chủ và Cộng hòa với nhiều quan điểm và đường lối không giống nhau. Thêm vào đó, không có gì đảm bảo rằng ông Trump sẽ tiếp tục đảm nhiệm vị trí tổng thống trong nhiệm kỳ tiếp theo hoặc tân tổng thống Mỹ sẽ muốn tiếp tục đẩy căng thẳng thương mại với Trung Quốc đi xa hơn nữa khi mà cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đều phụ thuộc vào nhau.

Các ‘vũ khí’ Trung Quốc có thể sử dụng trong cuộc chiến

Đất hiếm

Đất hiếm là một hợp chất quý hơn vàng – là tập hợp của 17 nguyên tố quan trọng được ứng dụng rộng rãi và là một thành phần không thể thay thế trong sản xuất các thiết bị điện tử kỹ thuật cao, ứng dụng công nghệ cao và ứng dụng quân sự. Tính đến hết năm 2015, Trung Quốc chiếm khoảng 95% tổng sản lượng đất hiếm toàn cầu. Nếu chính phủ Trung Quốc ban hành lệnh cấm vận xuất khẩu mặt hàng này, đây sẽ là một đòn đánh mạnh không chỉ vào nền kinh tế Mỹ mà còn ở lĩnh vực quân sự. Với việc là thành phần không thể thay thế khi nguồn cung bất chợt bị cắt sẽ kéo theo giá cả của mặt hàng này bất ngờ leo thang và từ đó gây ra một cuộc khủng hoảng trong ngắn hạn. Do cho nền kinh tế Mỹ khó có phương án tìm kiếm nguồn cung thay thế ổn định trong ngắn và trung hạn là bất khả thi.

Hợp tác và liên kết toàn diện với các nước đối thủ của Mỹ nhắm kiềm chế ảnh hưởng của Mỹ

Dưới sức ép từ phía Mỹ, hai cường quốc Nga và Trung Quốc đang có xu hướng dần xích lại gần nhau hơn. Thực tế là kể từ khi ông Trump lên nắm quyền, mối quan hệ ngoại giao giữa Nga và Trung Quốc đang dần trở nên tốt đẹp hơn. Với sự hỗ trợ của Nga, Trung Quốc chắc chắn sẽ hùng mạnh lên rất nhiều nhất là về phương diện quân sự; từ đó có thể giúp gia tăng thêm sức ảnh hưởng của Bắc Kinh tại chính trường quốc tế. Trung Quốc cũng có thể thúc đẩy hợp tác ký các hiệp định thương mại tự do với các nước đang bị Mỹ kiện áp thuế nhập khẩu như: liên minh Châu Âu (EU), Nhật Bản, Canada,…

Đẩy mạnh sử dụng CNY để thanh toán trên thị trường hàng hóa nhằm thay thế đồng USD

Bằng cách lập thị trường dầu mỏ (INE) thanh toán bằng CNY. Theo số liệu của Công ty nghiên cứu Gavekal, Tính đến cuối tháng 9, hợp đồng dầu ngắn hạn của INE chiếm 16% thị phần thị trường dầu tương lai, với khối lượng giao dịch gấp 49 lần sàn giao dịch Dubai. Trung Quốc giành thế chủ động trong nhập khẩu dầu thô không phụ thuộc thanh toán qua USD tương lai.

Bán tháo trái phiếu chính phủ Mỹ

Trung Quốc hiện là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ. Tính đến cuối tháng 6/2018, Trung Quốc hiện nắm giữ 1,180 tỷ usd trái phiếu Mỹ (tỷ trọng 5.6%). Trừ đi lượng dự trữ ngoại hối tối thiểu - tương đương 12 tuần xuất khẩu, Trung Quốc có thể bán ra 500 tỷ usd trái phiếu chính phủ Mỹ. Đây là một ‘vũ khi’ để Trung Quốc sử dụng gây sức ép lên Mỹ khi cần thiết.

Kết luận – Trung Quốc vẫn còn có “vũ khí” giúp đối đầu lại với Mỹ

Dưới sự công kích mãnh liệt của “con đại bàng Mỹ”, chính phủ của ông Tập Cận Bình hiểu rằng đối đầu về kinh tế không phải là lựa chọn khôn ngoan. “Con rồng Trung Quốc” có nhiều khả năng sẽ lựa chọn các cách thức khác nhằm “câu giờ” với Mỹ và tìm cơ hội đàm phán với một tổng thống Mỹ ‘dễ chịu’ hơn.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc sẽ kết thúc như thế nào – mời các bạn theo dõi kỳ 4: “trật tự mới trong chuỗi giá trị toàn cầu”. (Theo Trung tâm nghiên cứu Công ty chứng khoán Công Thương).

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên