MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cuộc đua kinh tế số châu Á: Trung Quốc và Ấn Độ dẫn đầu, bất ngờ có thể đến từ Việt Nam

Thị trường châu Á đang chứng kiến sự tăng trưởng thần tốc của nền kinh tế kỹ thuật số. Trung Quốc có khả năng trở thành thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Còn nền kinh tế số Ấn Độ dự kiến tăng lên đến 1.000 tỷ USD vào năm 2025.

Giai đoạn bùng nổ của Trung Quốc, Ấn Độ 

Nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu mới đây đã chứng kiến hai dấu mốc ấn tượng. Số lượng người dùng Internet ở Trung Quốc chạm mốc 800 triệu, theo sát là Ấn Độ với 500 triệu người dùng, vượt quá tổng số lượng người sử dụng Internet trên 37 quốc gia OECD cộng lại.

Thời lượng sử dụng Internet của người dân hai quốc gia này nhiều hơn 5,9 tiếng so với mức trung bình thế giới. Dù vậy, dư địa thị trường tại đây vẫn còn lớn. Thực tế, chưa tới 60% dân số Trung Quốc được tiếp cận với Internet, tỷ lệ này thậm chí còn thấp hơn ở Ấn Độ, chỉ 25%.

Theo chỉ số DEI (Digital Evolution Index) của Diễn đàn Kinh tế thế giới, Trung Quốc và Ấn Độ đều đang trong giai đoạn "bùng nổ", quá trình phát triển hệ thống kỹ thuật số của họ diễn ra vô cùng mạnh mẽ.

Theo báo cáo của Cơ quan Quản lý mạng Trung Quốc, tính đến tháng 1/2017, quốc gia này có 783 triệu người sở hữu smartphone và 469 triệu trong số đó sử dụng dịch vụ thanh toán di động. Điều này khiến cho Trung Quốc trở thành thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới.

Cuộc đua kinh tế số châu Á: Trung Quốc và Ấn Độ dẫn đầu, bất ngờ có thể đến từ Việt Nam - Ảnh 1.

Không kém cạnh, Ấn Độ đang trên đà trở thành quốc gia trẻ nhất thế giới vào năm 2020 với quy mô nền kinh tế số dự kiến ​​sẽ tăng từ 413 tỷ đô la hiện tại lên 1.000 tỷ đô la vào năm 2025.

Trong khi Trung Quốc dùng luật để ngăn cản sự xâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài, Ấn Độ dù mở cửa – nhưng lại bị cản trở bởi chính ngôn ngữ của họ.

Trong số 700 triệu người Ấn biết chữ, chưa tới 100 triệu người nói được tiếng Anh. Ấn Độ sử dụng tới 32 loại ngôn ngữ khác nhau, 90% ấn phẩm đã đăng ký không có website vì rào cản ngôn ngữ, 95% lượt truy cập video là tiếng bản ngữ. Để gia nhập thị trường Ấn Độ, cần phải hiểu ít nhất 5 loại ngôn ngữ.

Các tập đoàn lớn đang cố gắng thích nghi với những rào cản đó. Amazon đang dự định ra mắt phiên bản tiếng địa phương Ấn Độ. Trong khi đó Google đầu tư vào Google Dịch với nền tảng đa ngôn ngữ được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo. Ngay cả đối với những "gã khổng lồ", việc gia nhập thị trường cũng vô cùng gian nan.

Cuộc đua kinh tế số châu Á: Trung Quốc và Ấn Độ dẫn đầu, bất ngờ có thể đến từ Việt Nam - Ảnh 2.

Chính phủ Trung Quốc đang xây dựng cơ sở dữ liệu toàn diện về công dân với sự giúp đỡ của các công ty công nghệ thân cận. Các công ty tư nhân như Alibaba - ví dụ Sesame Credit, Tencent, thông qua WeChat, đã trở thành kho dữ liệu người dùng khổng lồ. Sự hợp tác công - tư này không chỉ giúp nhà nước giám sát công dân và bảo tồn trật tự xã hội, mà còn tạo ra dữ liệu người dùng để cải thiện khả năng AI của Trung Quốc.

Ấn Độ cũng có cơ sở dữ liệu công dân. Chính phủ nước này cũng có những mục tiêu đầy tham vọng, tập trung vào các nguyên tắc cơ bản - tiếp cận chi phí thấp, tạo ra một cơ sở hạ tầng mở và tương thích cho các công cụ kỹ thuật số. Ấn Độ đã bắt tay vào phát triển kinh tế ​​kỹ thuật số rộng khắp, từ băng thông rộng cao tốc đến quản trị điện tử. Quốc gia này cũng có kế hoạch xây dựng 100 "thành phố thông minh" trên khắp đất nước, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và các công ty tư nhân.

Kinh tế kỹ thuật số ở Việt Nam

Sự phổ biến của smartphone tại Việt Nam tăng lên đáng kể trong vài năm qua. Comscore Device Essentials cho biết, 33% lượng truy cập Internet tại Việt Nam là trên điện thoại di động. Trong đó, thiết bị Android chiếm 60%, Windows 17% và Apple 16% lưu lượng truy cập.

Việt Nam thực sự trở thành một thị trường tiềm năng với các doanh nghiệp kỹ thuật số. Hiện xu hướng số hóa và chuyển đổi kỹ thuật số đã hiện diện trong tất cả các lĩnh vực từ thương mại, thanh toán đến y tế, giáo dục, du lịch và vận tải. Nền kinh tế kỹ thuật số dựa trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số và tích hợp công nghệ thông minh đã tối ưu hóa quy trình và mô hình sản xuất, đặc biệt là Internet of Things (IoT), Trí tuệ nhân tạo (AI) và blockchain.

Cùng với quá trình số hóa, người tiêu cũng thường xuyên giao dịch trực tuyến hơn. Du lịch là một danh mục đã có sự tăng trưởng rất lớn. Vatgia.com đang thấy sự cạnh tranh từ những doanh nghiệp lớn trong khu vực như Lazada và các startup địa phương như Haravan.

Cuộc đua kinh tế số châu Á: Trung Quốc và Ấn Độ dẫn đầu, bất ngờ có thể đến từ Việt Nam - Ảnh 3.

Lazada chiếm 32% số người truy cập Internet trên máy tính, theo Comscore MMX. Trang này cũng cho biết, danh mục mạng xã hội chạm ngưỡng 90% lượng dân số sử dụng Internet trên máy tính vào 2013, sau đó giảm xuống mức ổn định với trung bình 78% đến nay. Dữ liệu từ Statista cho thấy mức sử dụng các kênh truyền thông xã hội trung bình ở Việt Nam là 3,1 một ngày giờ kể từ quý IV năm 2014.

Từ kinh nghiệm các nước, Kelly Ommundsen của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho rằng đầu tư vào chuyển đổi kỹ thuật số ở Việt Nam cần phải có sự tham gia của cả các doanh nghiệp và xã hội.

Việt Nam đang có nhiều cơ hội. Bởi trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, tất cả các quốc gia đều bình đẳng. Với lực lượng lao động trẻ, đầy tham vọng, Việt Nam chắc chắn có thể bắt kịp với các nước phát triển khác trong khu vực nếu phát triển và áp dụng một cách khôn ngoan và hiệu quả các công nghệ này.

Nguyễn Thái Quỳnh Trang

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên