MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đà Nẵng đề xuất được vay đầu tư phát triển tối đa 60% ngân sách được hưởng

Đà Nẵng đề xuất được vay tổng dư nợ tương đương 60% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.Con số này cao hơn 20% so với hiện nay và hơn 30% so với mức phổ biến tại các địa phương.Việc tăng hạn mức dư nợ giúp thành phố có thêm dư địa được vay và nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng.

Bộ Kế hoạch & Đầu tư đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển thành phố Đà Nẵng đến 2030 và tầm nhìn đến 2045, trong đó với nhiều cơ chế đặc thù.

Đáng chú ý, Đà Nẵng đề xuất cơ chế huy động vốn đấu tư phát triển với mức tổng dư nợ vay lên đến 60% số thu ngân sách thành phố được hưởng theo phân cấp, cao hơn 20% so với hiện nay và cao hơn 30% so với những địa phương khác. Tuy vậy, mức dư nợ này vẫn thấp quy định tối đa áp dụng cho TP HCM là 90%.

Việc tăng hạn mức dư nợ đảm bảo thành phố có thêm dư địa được vay và phù hợp với chủ trương đẩy mạnh cơ chế cho địa phương vay lại từ nguồn Chính phủ vay nước ngoài thay vì cấp phát như hiện nay. Đồng thời, việc tăng hạn mức tạo điều kiện cho thành phố có thêm nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng, huy động vốn đầy đủ, phù hợp với điều kiện, khả năng ngân sách của địa phương.

Tại dự thảo, Đà Nẵng cũng đề xuất thí điểm phân cấp cho HĐND phê duyệt chủ trương điều chỉnh quy hoạch tỉnh. UBND thành phố tổ chức thẩm định và trình HĐND thông qua nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch tỉnh.

Tổng sản phẩm trên địa bàn Đà Nẵng tăng khoảng 6,5% năm 2019, mức tăng thấp nhất kể từ 6 năm trở lại đây và là thành phố có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Ngoài ra, ở chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Đà Nẵng đã tụt xuống vị trí số 2 vào 2018 sau 5 năm dẫn đầu.

Trươc đó, Bộ Chính trị đã ban hành một nghị quyết cho phép Đà Nẵng thực hiện nhiều cơ chế đặc thù, mô hình phát triển mới.

Theo Ngọc Hà

Người đồng hành

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên