MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đâu là lý do thật sự khiến một người chán ngán đến phát ghét công việc của mình?

31-08-2016 - 11:47 AM | Sống

Bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao rất nhiều người lại chán ghét công việc của họ? Vâng, nó thường là sự kết hợp của các yếu tố được tạo nên qua năm tháng cho đến một ngày "giọt nước tràn ly" và họ không thế chịu đựng được nữa.

Cảm thấy công việc chưa đủ ý nghĩa

Với những người chán ghét công việc, họ có cảm giác như mình đang tự ép buộc bản thân tới chỗ làm mỗi ngày và cố gắng tìm ra mục đích để tiếp tục đến đó? Đương nhiên, lý do khiến một người ghét bỏ công việc là vì đã đánh mất niềm đam mê. Công việc giờ đây đối với họ không còn có ý nghĩa giống như trước.

Nếu không còn hứng thứ với công việc, bạn phải nhớ, vẫn có những cơ hội đang chờ ở phía trước. Cho đến khi tìm được công việc thích hợp hơn, bạn có thể thử tham gia vào các dự án tình nguyện bên ngoài hoặc dành thời gian vào những việc thú vị khác.

Đang làm việc chăm chỉ quá mức

Lần cuối cùng bạn có một kỳ nghỉ thực sự là khi nào? Nếu câu trả lời là đã vài năm rồi thì đây chính là lúc để bạn thực hiện tiếp việc đó!

Làm việc quá sức có thể khiến bạn căng thẳng cực độ và muốn nổ tung, rồi cuối cùng, bạn bắt đầu ghét công việc, sếp hay đồng nghiệp. Nếu bạn không bao giờ ngừng làm việc, ngay cả khi đang trong một kỳ nghỉ chính thức, lo lắng khi phải rời xa công việc, thì bạn có thể là một người quá tham công tiếc việc.

Hãy làm việc một cách khoa học đếu không muốn một ngày, sự chăm chỉ quá mức đó sẽ "đứt phựt" như dây chun bị kéo giãn quá đà.

Không kiếm được số tiền như mong muốn

Ngay cả khi đã làm việc chăm chỉ và hết công suất, bạn vẫn phải xoay sở để sống qua ngày vì mức lương quá thấp. Việc thường xuyên phải cắt giảm ngân sách tới mức tối thiếu, "chạy ăn từng bữa" và thắt chặt chi tiêu khiến bạn cảm thấy buồn bã, chán nản.

Thực tế, việc kiếm được đồng nào biết đồng đấy không chỉ khiến bạn bực bội mà còn gây ra nhiều phiền phức. Cho đến khi tìm được một công việc có thu nhập tốt hơn, bạn sẽ phải tìm ra những sự chọn lựa khác để thanh toán các hóa đơn mỗi tháng.

Cấp trên trực tiếp không ưa gì bạn

Nếu bạn và sếp có rắc rối và mâu thuẫn với nhau thì điều này có thể biến nơi làm việc thành "địa ngục trần gian". Một số dấu hiệu cho thấy sếp “trù dập” bạn là giao cho những nhiệm vụ bất khả thi và chỉ trích vì bất cứ lý do hay hành động gì. Khi mối quan hệ với cấp trên không thể cứu vãn, bạn nên chuẩn bị cho mình "đường lùi".

Tuyển dụng không công bằng

Khi bộ phận quản lý thường xuyên phớt lờ những nhân viên tài giỏi để có thể thăng chức cho họ hàng và bạn bè, sự chán nản sẽ ập đến đối với người có thực lực. Lâu dần, sự khó chịu vì thiếu công bằng nơi công sở sẽ khiến nhân tài "bật" khỏi công ty và tìm kiếm chân trời mới.

Xung quanh là những đồng nghiệp khủng khiếp

Khi nói đến cuộc sống văn phòng, không có gì tồi tệ hơn là phải làm việc với những kẻ ngồi lê đôi mách, chểnh mảng công việc hay đơn giản chỉ là những đồng nghiệp xấu xa, thích "đâm sau lưng người khác". Vấn đề là ngay cả khi đã rời đi và tìm được một công việc mới, bạn vẫn có thể bắt gặp một nhóm đồng nghiệp khó chịu mới.

Nên nhớ, luôn luôn có một vài thành phần như vậy trong môi trường công sở và thay vì trốn tránh, bạn nên đánh giá và tìm cách khắc phục, một gợi ý là hãy tránh va chạm hay đừng đụng độ quyền lợi với họ.

Nguyễn Nguyễn

Cheatsheet

Trở lên trên