MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đâu mới là điểm thú vị của thương vụ mua lại nhà máy Đường Hoàng Anh Gia Lai?

28-09-2016 - 08:00 AM | Doanh nghiệp

Thương vụ thâu tóm đường Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai Lào thành công sẽ giúp Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) giải quyết được bài toán khó về khả năng cạnh tranh và mở rộng sản xuất trong tương lai là điều đã được các nhà đầu tư nhìn nhận.

Tuy vậy điểm hấp dẫn nhất của thương vụ này lại nằm ở hiệp định thương mại biên giới Việt Nam – Lào.

Sẽ không còn hạn chế hạn ngạch nhập khẩu đường về Việt Nam?

Năm 2015, Đường Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai được tiêu thu chủ yếu ở Việt Nam với hạn ngạch nhập khẩu là 50.000 tấn, thuế nhập khẩu là 2.5%. Hạn mức nhập khẩu cho năm 2016 là 30.000 tấn và 2017 là 30.000 tấn theo quy định của Bộ Công thương.

Tuy nhiên cuối tháng 12/2015, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức ban hành thông báo số 61/2015/TB-LPQT về việc thực hiện các điều ước trong “Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, được ký tại Nghệ An ngày 27 tháng 6 năm 2015, sẽ có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 01 năm 2016. Trong đó có hai điều khoản đáng chú ý:

• Điều 6: Các mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu, khoản 1, phía Việt Nam sẽ dành cho phía Lào ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu 0% cho các loại hàng hóa có xuất xứ từ Lào theo Phụ lục 1 kèm theo Hiệp định này thì trong đó, mặt hàng đường cũng năm trong danh sách được xem xét ưu đãi.

• Điều 7: Nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam theo các dự án đầu tư của Việt Nam, khoản 3 thì cây trồng, vật nuôi, hàng hóa được sản xuất bởi cư dân và hộ gia đình tại các tỉnh biên giới của Lào theo dự án của nhà đầu tư Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật mỗi bên sẽ không thuộc đối tượng bị hạn chế khối lượng (hạn ngạch) và giấy phép nhập khẩu (nếu có) khi nhập khẩu về Việt Nam. Đường Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai cũng thuộc nhóm đối tương không bị hạn chế hạn ngạch.

Như vậy, không chỉ mức thuế nhập khẩu đường về Việt Nam của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai có thể giảm về 0% mà ngay cả các hạn ngạch nhập khẩu hiện tại cũng có thể được xoá bỏ. Điều này càng cáng khiến cho thương vụ mua lại đường Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai của Tập đoàn Thành Thành Công trở nên hấp dẫn hơn.

Đâu sẽ là mức lợi nhuận mà Đường Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai có thể mang lại?

Câu chuyện về Công ty Cổ Phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh và Công ty Cổ phần Đường Biên Hoà ai sẽ là người nắm giữ Đường HAG nếu thương vụ thành công vẫn chưa ngã ngũ. Nhưng nhìn vào quá trình huy động vốn gần đây khi SBT huy động 1,000 tỷ đồng và BHS huy động 500 tỷ đồng từ trái phiếu thì nhiều khả năng Công ty Cổ Phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh và Công ty Cổ phần Đường Biên Hoà sẽ cùng sở hữu Đường của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, Công ty Cổ Phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh có thể sẽ trở thành công ty mẹ. Câu hỏi đặt ra là nếu hợp nhất thì Đường Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai có thể đóng góp bao nhiêu doanh thu và lợi nhuận gộp vào Công ty Cổ Phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh.

Dù mới chỉ đi vào hoạt động trong 3 năm gần đây nhưng hoạt động của đường Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai có được là khá tốt. Năm 2015, doanh thu và lợi nhuận gộp của Đường Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai đi xuống chủ yếu do Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai chủ động thu hẹp vùng mía nguyên liệu để chuyển sang trồng cỏ nuôi bò.

Như đã trao đổi ở trên thì, KQKD của Đường Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai đang gặp phải những trở ngại nhất định đó là:

(1) Hạn ngạch xuất khẩu về Việt Nam bị giới hạn.

(2) Thuế nhập khẩu ở mức 2.5% nếu lượng hàng nằm trong hạn ngạch, ngoài hạn ngạch sẽ là 85%.

Các giả thiết khi tính toán.
(1) Thương vụ mua lại Đường Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai thành công, thì Đường Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai sẽ trở thành công ty con và hợp nhất kết quả kinh doanh vào báo cáo kinh doanh của Công ty Cổ Phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh.
(2) Công ty Cổ Phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh sẽ đẩy mạnh hoạt động chính ở công ty đường Công ty CP Hoàng Anh. Như vậy, ít nhất thì sản lượng của công ty cũng sẽ đạt mức cao nhất năm 2014 là khoảng 85,000 tấn.
(3) Do không có thông tin đầy đủ năm 2015, nên giá vốn hàng bán được giữ ở mức 5.730 đồng/kg của năm 2014.
(4) Sau khi nhập đường Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai về thì Công ty Cổ Phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh sẽ tiến hành bán buôn trên thị trường, giá bán buôn đường RS trong nước tại thời điểm cuối quý 1/2016 là 13,7-15,5 triệu đồng tấn.
(5) Thuế nhập khẩu (0%) và hạn ngạch (không áp hạn ngạch) được áp dụng theo hiệp định thương mại biên giới Việt – Lào. Như vậy, Công ty Cổ Phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh có thể nhập toàn bộ sản lượng của đường Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai để tiêu thụ trong nước.

Với các giả thiết tính toán trên, thì đường Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai sẽ đóng góp vào doanh thu Công ty Cổ Phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh từ 1,165 tỷ đồng – 1,318 tỷ đồng, và lợi nhuận gộp tăng thêm từ 678 tỷ đồng đến 831 tỷ đồng.

Năm 2015, doanh thu và lợi nhuận gộp của Công ty Cổ Phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh đang ở mức 4,041 tỷ đồng và 589 tỷ đồng Nếu có thêm đóng góp từ Đường Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai thì doanh thu của Công ty Cổ Phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh sẽ tăng thêm từ 28.8% - 32.6% so với năm 2015, và lợi nhuận gộp sẽ tăng đột biến lên từ 115% - 141%.

Doanh thu và lợi nhuận của Công ty Cổ Phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh sẽ còn tăng mạnh nếu tinh luyên đường nhập từ Đường Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai và tiến hành bán sỉ hoặc bán lẻ trên thị trường. Hiện giá bán buôn đường RS trên thị trường cuối quý I/2016 ở mức 15 – 16.7 triệu đồng/ tấn và giá bán lẻ ở mức 17 -19 triệu đồng/ tấn.

A.D

Trí Thức Trẻ

Từ Khóa:
Trở lên trên