MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đầu tư nhóm cổ phiếu khu công nghiệp: Kỳ vọng vào Nam Tân Uyên, Kinh Bắc, Viglacera và Long Hậu

Vẫn còn đó nhiều rủi ro mà các doanh nghiệp kinh doanh khu công nghiệp (KCN) phải đối mặt, trước hết là công tác đền bù giải phóng mặt bằng có thể làm tăng chi phí cũng như kéo dài thời gian thực hiện dự án.

Theo báo cáo cập nhật thị trường khu công nghiệp (KCN) của SSI Research vừa công bố, ghi nhận ngành KCN Việt Nam được kỳ vọng từ tăng trưởng dòng vốn FDI, các dự án lớn được triển khai như Samsung display, LG Initex... Đồng thời, lợi thế về lực lượng lao động dồi dào, chi phí lao động thấp so với các quốc gia trong khu vực, các ưu đãi thuế khi đầu tư giúp thu hút khách hàng đầu tư vào KCN Việt Nam.

Nhấn mạnh các KCN như Nam Tân Uyên (NTC), Kinh Bắc (KBC), Viglacera (VGC) và Long Hậu (LHG)

Về hoạt động kinh doanh của nhóm doanh nghiệp niêm yết, nhìn chung khả quan hưởng lợi từ dòng vốn FDI, giá thuê cũng được cải thiện thời gian qua. Kỳ vọng hiệu quả hoạt động các KCNniêm yết, SSI Research cho rằng hiệu quả tập trung vào 3 yếu tố: (1) Diện tích đất khai thác ; (2) Giá cho thuê; (3) Tỷ lệ lấp đầy. Trong đó SSI Research nhấn mạnh vào các KCN như Nam Tân Uyên (NTC), Kinh Bắc (KBC), Viglacera (VGC) và LHG.

Điểm qua về tình hình kinh doanh của một số đơn vị KCN tiêu biểu, Nam Tân Uyên (NTC) thu về doanh thu thuần 6 tháng đầu năm đạt gần 86 tỷ đồng, tăng gần 18% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 87,7 tỷ đồng, cùng đạt mức tăng trưởng 17% so với nửa đầu năm ngoái. Dù EPS cao từ 4.700 đồng lên 5.500 đồng/cp, nhưng so với kế hoạch 365,5 tỷ lợi nhuận, Công ty cũng mới chỉ hoàn thành 1/4 mục tiêu.

Hay Long Hậu (LHG) đạt 254,5 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng cao gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ, LNST cũng vọt từ 26,7 tỷ lên 122,2 tỷ đồng. Tính đến cuối thắng 6, LHG thực hiện được 53,2% mục tiêu về doanh thu và 96% mục tiêu về lợi nhuận...

Đầu tư nhóm cổ phiếu khu công nghiệp: Kỳ vọng vào Nam Tân Uyên, Kinh Bắc, Viglacera và Long Hậu - Ảnh 1.

Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều rủi ro mà ngành cũng như doanh nghiệp phải đối mặt, trước hết là công tác đền bù giải phóng mặt bằng có thể làm tăng chi phí cũng như kéo dài thời gian thực hiện dự án. Thứ hai, mặc dù hưởng lợi từ dòng vốn FDI nhưng đó cũng là con dao hai lưỡi, bởi vẫn có trường hợp những nhà đầu tư lớn như Samsung xin cơ chế đặc quyền thuê đất ngoài KCN. Cuối cùng, rủi ro muôn thuở liên quan đến chính sách như cấp phép đầu tư, chi phí thuê đất từ Nhà nước, thuế, môi trường đầu tư...

BĐS KCN nửa đầu năm nhìn lại: Giá thuê đắt đỏ hơn 143 USD/m2, Tp.HCM vẫn hút sạch dòng vốn FDI với hơn 45 tỷ USD!

Xét trên toàn ngành, SSI Research nhấn mạnh các KCN phía Bắc tập trung Bắc Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh tăng trưởng nhanh nhờ vào ưu đãi và kết nối hạ tầng tốt. Bên cạnh các KCN phía Nam vẫn giữ được hiệu quả hoạt động tích cực tập trung ở Bình Dương và Đồng Nai.

Song, nhìn chung thì nửa đầu năm, dòng vốn FDI vẫn tập trung chảy về khu vực Tp.HCM với hơn 45 tỷ USD, mặc dù giá thuê tại đây cũng đắt đỏ nhất, hơn 143 USD/m2/chu kỳ thuê. Được biết, nhiều năm trở lại đây, cụ thể là từ 2016 đến nay dòng vốn FDI đổ về Tp.HCM luôn vượt mức 45 tỷ USD, bỏ xa so với các khu vực còn lại, thậm chí cách hơn 10 tỷ so với vị thứ hai là Tp Hà Nội (gần 35 tỷ USD).

Đầu tư nhóm cổ phiếu khu công nghiệp: Kỳ vọng vào Nam Tân Uyên, Kinh Bắc, Viglacera và Long Hậu - Ảnh 2.
Đầu tư nhóm cổ phiếu khu công nghiệp: Kỳ vọng vào Nam Tân Uyên, Kinh Bắc, Viglacera và Long Hậu - Ảnh 3.

Nguồn: Nghiên cứu JLL.

Tuy nhiên, nếu xét trên đơn vị dự án, dẫn đầu vẫn là thành phố thông minh Đông Anh với dự toán lên đến 4 tỷ USD. Một số dự án khác trong Top cũng tập trung về khu vực phía Bắc, như BOT Nghi Sơn 2, BOT Vân Phong 1, BOT Nam Định 1…

Riêng về thành phố thông minh Đông Anh (tại xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh), Thủ tướng Chính phủ vừa trực tiếp trao giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn lên đến 94.349 tỷ đồng (khoảng 4 tỷ USD) do Liên doanh Sumimoto (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG "bắt tay" thực hiện.

Được biết, dự kiến dự án sẽ khởi công vào tháng 9 năm nay, và được chia làm 5 giai đoạn, trong đó Sumitomo và BRG thực hiện giai đoạn 1 xây dựng phần "lõi" của dự án trên diện tích khoảng 271 ha. Về quy hoạch, các hạng mục chính được đầu tư sẽ bao gồm tòa nhà trung tâm tài chính, các tiện ích từ trường học, đường tàu cao tốc, quảng trường, đường giao thông và nhà ở hỗn hợp…

Đầu tư nhóm cổ phiếu khu công nghiệp: Kỳ vọng vào Nam Tân Uyên, Kinh Bắc, Viglacera và Long Hậu - Ảnh 4.

Bảo An

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên