MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đây là 5 quốc gia có thể tiếp bước Anh rời khỏi EU

24-06-2016 - 20:04 PM | Tài chính quốc tế

Người dân Anh đã quyết định lựa chọn rời EU. Tư tưởng chống EU không chỉ có ở Anh và cũng cũng chỉ là chuyện một sớm một chiều. Vậy sau Anh, quốc gia nào sẽ rời EU.

1. Trường hợp đặc biệt: Scotland

UK có hai cuộc trưng cầu dân ý quan trọng chỉ trong 2 năm, nhưng nhiều khả năng Anh sẽ cần phải chuẩn bị tâm lý cho một cuộc trưng cầu dân ý thứ 3. Năm 2014, Scotland đã bỏ phiếu ở lại là một phần của nước Anh. Hơn nữa, người dân Scotland hầu hết đều có tư tưởng ủng hộ EU.

Người đứng đầu chính quyền Scotland Nicola Sturgeon cho biết Scotland đã chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc trưng cầu dân ý về việc rời khỏi Anh.

2. Thuỵ Điển

Người Thuỵ Điển coi bản thân nằm trong khối Scandinavian tương đương với Anh. Thuỵ Điển từ chối nhận EUR là đồng tiền chính. Về khía cạnh chính trị tại EU, Anh và Thuỵ Điển thường đồng thuận 90%. Chính vì vậy, việc Anh rời EU sẽ làm gia tăng lo lắng cho Thuỵ Điển.

Năm ngoái, nước này tiếp nhận hàng trăm nghìn dân tị nạn. Hầu hết người dân Thuỵ Điển đều có quan điểm tích cực đối với EU. Tuy nhiên điều này có thể thay đổi sau khi Anh thắng lợi rời khỏi khối. Khi đó câu hỏi đặt ra là liệu lãnh đạo EU sẽ cố gắng đẩy mạnh mối quan hệ khăng khít nội khối bằng cách đẩy sâu mối quan hệ và tập trung vào các thành viên chủ chốt hay không, hay là từ bỏ liên minh và cho phép chính phủ quốc gia có tiếng nói riêng.

Kể từ đây Thuỵ Điển sẽ bắt đầu đặt ra câu hỏi cho riêng mình về việc liệu tiếng nói của Thuỵ Điển - là một quốc gia nhỏ không sử dụng đồng EUR có được nghe thấy ở Brussels hay không và liệu EU có tiếp tục tiến trình thắt chặt nội khối hay không.

3. Đan Mạch

Vừa năm ngoái, Đan Mạch tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý nhưng không gây nhiều ảnh hưởng đến toàn cầu. Theo đó, người Đan Mạch đã quyết định từ bỏ ý định rời Liên minh châu Âu.

Tuy nhiên điều đó vẫn chưa đủ để dự đoán liệu người Đan Mạch có thực sự muốn "đi" hay không. Thực tế, hầu hết các thành viên EU đều cho rằng Brussels không nên nắm nhiều quyền hành hơn họ ở EU.

Cũng giống như trường hợp của Thuỵ Điển, cử tri bị ảnh hưởng bởi 2 ý kiến. Thứ nhất, nhiều người Đan Mạch lo sợ dân nhập cư và nạn di cư có thể sẽ đe doạ đến hệ thống an sinh xã hội của quốc gia. Thứ hai, Đan Mạch cũng là một đồng minh thân cận của Anh trong các cuộc đàm phán ở EU, cả hai quốc gia này đều có quan điểm chính trị như nhau.

Nhà nghiên cứu chính trị Marlene Wind tại trường ĐH Copenhagen trao đổi với Bloomberg cho biết: "Nếu không có nước Anh, Đan Mạch không có nguồn cảm hứng để ở lại EU."

4. Hy Lạp

Cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp hầu hết đã biến mất khỏi mặt báo và những cuộc tranh luận công khai. Nhưng sau khi Anh rời EU, dự kiến khủng hoảng Hy Lạp sẽ trở lại sớm hơn.

Tờ Kathimerini của Hy Lạp nhận định, cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp cộng thêm sự việc Anh rời EU sẽ đe doạ đến tư cách thành viên của Hy Lạp tại EU.

Chính vì vậy, mối quan tâm của Hy Lạp khác hoàn toàn với Đan Mạch và Thuỵ Điển. Hy Lạp không sợ người dân vì vậy mà muốn rời EU, mặt khác Hy Lạp lo sợ chính EU sẽ đẩy Hy Lạp ra khỏi khối để duy trì mối gắn kết giữa các thành viên còn lại trong khối.

5.Pháp

Mặc dù là nước cầm trịch trong khối nhưng Pháp lại là nước có thái độ "căm ghét" EU nhiều nhất. Theo khảo sát gần đây, 61% người dân Pháp không thích việc ở lại EU. Trong khi đó Hungary - với số dân tương đương chỉ có 37% người dân không thích ở lại EU.

Bên cạnh Đức, Pháp là nước đứng đầu khối EU. Nhưng quốc gia này cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp trong đó có kinh tế và nạn khủng bố. Nhiều nguyên nhân của vấn đề này được đổ tội cho EU hoặc các quốc gia thành viên.

Thủ tướng Đức Angela Merkel nổi tiếng là người thành công với chính sách thắt lưng buộc bụng hậu khủng hoảng. Ngược lại với Đức, Pháp vẫn không thể thoát ra khỏi tình trạng thất nghiệp cao và tăng trưởng kinh tế yếu. Nhiều người Pháp còn nghi ngờ bà Merkel khi bà tuyên bố mở cửa biên giới Đức để tiếp nhận dân di cư từ Syria năm 2015.

Sự thay đổi quyền lực chính trị tại Pháp đem lại niềm hy vọng cho 61% người dân không ưa thích EU. Đảng mặt trận dân tộc cánh tả được hy vọng sẽ nắm quyền lực chính trị trong cuộc bỏ phiếu sắp tới, trong đó lãnh đạo đảng - Marine Le Pen là người ủng hộ Brexit.

Anh Sa

Washington Post

Trở lên trên