MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đây là lý do tại sao Iran không đủ khả năng để chống chọi nếu xảy ra chiến tranh với Mỹ

10-01-2020 - 19:25 PM | Tài chính quốc tế

Khó khăn bủa vây với nền kinh tế Iran khi phải đối mặt với một loạt lệnh trừng phạt, khiến nước này không đủ khả năng để bước vào một cuộc chiến toàn diện với Mỹ.

Sau vụ việc Mỹ thực hiện đợt không kích khiến chỉ huy quân sự Iran - Qasem Soleimani, thiệt mạng, câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư băn khoăn nhất đó là liệu sự việc này có phải là yếu tố châm ngòi cho chiến tranh hay không. 

Quan chức của cả 2 nước đều đã lên tiếng và cho biết mục tiêu của họ không phải đi đến chiến tranh. Hơn nữa, nhiều chuyên gia về địa chính trị nhận định rằng, Iran thực sự không đủ khả năng để thực hiện chiến tranh. Một phần là do Quốc gia Hồi giáo đang suy yếu dần sau nhiều năm chịu các lệnh trừng phạt. Dẫu vậy, số liệu mới về nền kinh tế Iran từ những nguồn chính thống lại không có.

Dưới đây là 6 biểu đồ miêu tả "hiện trạng" của nền kinh tế Iran ở thời điểm hiện tại.

Nền kinh tế rơi vào suy thoái

Những lệnh trừng phạt từ quốc tế nhằm kiềm chế Iran theo đuổi chương trình hạt nhân trong nhiều năm đã khiến nền kinh tế nước này tiếp tục xu hướng trì trệ. Năm 2015, Iran được nới lỏng lệnh trừng phạt khi đồng ý thoả thuận với 6 quốc gia phát triển về việc hạn chế hoạt động phát triển hạt nhân. Tuy nhiên, năm 2018, Tổng thống Donald Trump tái áp dụng lệnh trừng phạt và một lần nữa nền kinh tế Iran lại rơi vào suy thoái.

Đây là lý do tại sao Iran không đủ khả năng để chống chọi nếu xảy ra chiến tranh với Mỹ - Ảnh 1.

Ngành công nghiệp khai thác dầu lao dốc

Theo ước tính của World Bank, Iran có trữ lượng dầu thô lớn thứ 4 thế giới. Phần lớn tăng trưởng kinh tế của quốc gia này và thu nhập của chính phủ phụ thuộc vào hoạt động bán dầu thô. Tuy nhiên, hạn chế về việc bán dầu của Iran lại nằm trong các lệnh trừng phạt mà ông Trump tái áp dụng 2 năm trước. Đó là một trong những lý do khiến các chuyên gia, bao gồm cả IMF, đều dự đoán rằng sản lượng và hoạt động xuất khẩu dầu thô của Iran sẽ sụt giảm.

Đây là lý do tại sao Iran không đủ khả năng để chống chọi nếu xảy ra chiến tranh với Mỹ - Ảnh 2.

Hoạt động thương mại co hẹp

Xuất khẩu dầu sụt giảm và những hạn chế từ cộng đồng quốc tế đối với những lĩnh vực khác - như ngân hàng, khai thác mỏ và hàng hải, đã khiến hoạt động thương mại của quốc gia này sụt giảm. IMF ước tính xuất khẩu của Iran có thể giảm xuống dưới mức nhập khẩu vào năm 2019 và 2020.

Đây là lý do tại sao Iran không đủ khả năng để chống chọi nếu xảy ra chiến tranh với Mỹ - Ảnh 3.

Chi phí sinh hoạt tăng cao

Ngân hàng Trung ương Iran đã duy trì tỷ giá hối đoái chính thức ở mức ổn định là 42.000 rial đổi 1 USD. Tuy nhiên, theo trang web ngoại hối Bonbast.com, đồng tiền tệ này thậm chí còn yếu hơn ở thị trường phi chính thức, giao dịch quanh mức 140.000 rial đổi 1 USD vào tháng này, trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ gia tăng.

Đây là lý do tại sao Iran không đủ khả năng để chống chọi nếu xảy ra chiến tranh với Mỹ - Ảnh 4.

Đồng nội tệ yếu cũng là một nguyên nhân của tình trạng lạm phát cao ở Iran, khi WB cho biết tỷ lệ lạm phát đã lên tới 52% vào tháng 5/2019. Yếu tố này đã khiến chi phí sinh hoạt ở Iran tăng lên, vào đúng thời điểm cơ hội việc làm đang thiếu hụt.

Tỷ lệ thất nghiệp cao

Đây là lý do tại sao Iran không đủ khả năng để chống chọi nếu xảy ra chiến tranh với Mỹ - Ảnh 5.

Một hệ luỵ của nền kinh tế trì trệ hoặc suy yếu là tỷ lệ thất nghiệp tăng, đây chính là điều đã và đang diễn ra ở Iran. Theo WB, tình trạng thiếu cơ hội việc làm thậm chí có thể tồi tệ hơn nữa tại quốc gia này. Tổ chức này còn lưu ý rằng tỷ lệ nghèo đói ở Iran đã tăng từ 8,1% vào năm 2013 lên 11,6% vào năm 2016.

Thâm hụt ngân sách tăng cao

Đây là lý do tại sao Iran không đủ khả năng để chống chọi nếu xảy ra chiến tranh với Mỹ - Ảnh 6.

Chính phủ Iran đã giới hạn các hoạt động trợ cấp tài chính để đưa ra các biện pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế của đất nước. Biện pháp này gặp nhiều rủi ro hơn vì hoạt động kinh tế trì trệ và hoạt động bán dầu trùng xuống do các lệnh hạn chế. Những hạn chế trong việc áp dụng chính sách tài khoá là nguyên nhân Iran không đủ khả năng để chi trả nếu có chiến tranh, dù một số chuyên gia cho rằng Tehran có thể đẩy căng thẳng với Mỹ lên cao nhờ những lực lượng uỷ nhiệm ở khắp Trung Đông, từ Syria và Yemen cho đến Afghanistan.

Tham khảo CNBC

Giang Ng

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên