MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

ĐHCĐ FECON: Dự kiến doanh thu năm 2017 đạt 2800 tỷ đồng, tăng trưởng 30%

29-04-2017 - 09:49 AM | Bất động sản

Sáng 29/4, Công ty Cổ phần FECON (FCN) tiến hành tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2017. Theo báo cáo của Đại hội, năm 2017 FECON đặt mục tiêu 2.800 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, tăng trưởng 30%. Lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 200 tỷ đồng.

Theo báo cáo của HĐQT tại Đại hội, năm 2016 mặc dù phải cạnh tranh khốc liệt trên ngành xây dựng. Tuy nhiên, với đặc thù kinh doanh xử lý nền móng các công trình dân dụng với nhiều hợp đồng lớn, kết quả kinh doanh của Công ty tiếp tục tăng trưởng khả quan.

Trong đó, thi công xử lý nền tăng 5%, thi công hạ tầng tăng 14%, thi công cọc bê tông dự ứng lực và cọc đúc sẵn tăng 15%, đặc biệt thi công cọc khoan nhồi và tường vây tăng 65% và thi công xây kết cấu bê tông tăng 80%. Mảng công trình ngầm đô thị của FECON tiếp tục tăng trưởng mạnh với mức trên 200%.

Doanh thu hợp nhất đạt 2.107,8 tỷ đồng, tăng trưởng 27% so với năm 2015, đạt 81% so với kế hoạch đầu năm. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 175,6 tỷ đồng, tăng 13,6% so với năm 2015, đảm bảo mức kế hoạch được giao. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/doanh thu năm 2016 suy giảm từ mức 9,3% năm 2015 xuống còn 8,3%.

Năm 2016 FECON đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông với việc hợp tác với các đối tác Cotecons, Cienco 1 để đầu tư vào Dự án BOT Quốc Lộ 1 đoạn tránh thành phố Phủ lý – Hà Nam . FECON trực tiếp đầu tư một phần đã hoàn thành vượt tiến độ 3 tháng.

Năm 2016, FECON đã ký kết nhiều hợp đồng lớn mang lại doanh thu cho công ty như Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng (80 tỷ đồng), The Manor Central Park (100 tỷ đồng), Samsung Bắc Ninh (65 tỷ đồng), LG-giai đoạn 2 (140 tỷ đồng), 69B Thụy Khuê (42 tỷ đồng), Mỹ Đình Pearl (36 tỷ đồng), Vinmec & Codotel (46 tỷ đồng), Tân Thuận Tây (52 tỷ đồng), Nhiệt điện Hải Dương (108 tỷ đồng), Bột-Giấy Quảng Ngãi (230 tỷ đồng), Khu phức hợp Khách sạn – Casino Nam Hội An (293 tỷ đồng), Nhiệt điện Long Phú 1 (225 tỷ) v.v…

Tuy nhiên, theo ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch HĐQT Công ty FECON, thị trường năm 2016 tiếp tục khó khăn do sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ trong lĩnh vực cọc ly tâm, lĩnh vực cọc khoan nhồi, tường vây. Các dịch vụ chiến lược của Công ty như công trình ngầm, hạ tầng quy mô thị trường còn sơ khai, các dự án triển khai phụ thuộc tình hình giải phóng mặt bằng và nguồn vốn của các Chủ đầu tư, nên nhiều dự án chiến lược, tiềm năng dự kiến mang lại doanh thu lớn cho năm qua vẫn tiếp tục bị chậm triển khai như các Dự án: Nhiệt điện Nam Định, Nhiệt điện Nghi Sơn 2, Vân Phong, Long Sơn,...

Bên cạnh đó, do dòng vốn FDI tăng trưởng tốt nên có nhiều công ty nước ngoài rót vốn vào Việt Nam để phát triển hạ tầng. Đây là cơ hội cho Công ty doanh hạ tầng như FECON nhận được những hợp đồng thầu lớn.

Với kết quả đạt được năm 2016 sẽ là một bước đệm, bệ phóng cho FECON trong những năm tiếp theo.

Theo đó, FECON đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất: 2.800 tỷ đồng, tăng 33 % so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất: 200 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế thuộc cổ đông công ty mẹ: 180 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2016. EPS hợp nhất: 3.500 đồng/cổ phần. Cổ tức: Không quá 10% bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu.

Tại đại hội, HĐQT cũng sẽ trình lên việc gia hạn thời gian hoán đổi trái phiếu nhằm giúp Công ty tận dụng được nguồn vốn vay giá rẻ, giảm chi phí tài chính của doanh nghiệp và giảm áp lực pha loãng lên giá cổ phiếu trong năm 2017.


Gia hạn chuyển đổi trái phiếu để tránh pha loảng cổ phiếu

Cổ đông: Cơ sở nào đạt kế hoạch tăng trưởng mạnh doanh thu trên 2.800 tỷ?

Ông Phạm Việt Khoa, cho biết 2016 Fecon đặt kế hoạch 2.600 tỷ doanh thu nhưng đã không thực hiện được do ít nhất có 3 dự án lớn chậm triển khai, nên sẽ triển khai trong 2017 là Nhiệt điện Nam Định, Nhiệt điện Nghi Sơn 2, dự án Long Sơn. Hiện các dự án đã được cấp phép, Nhà đầu tư đã được chuyển sang cho Thái Lan. 2 dự án có giấy phép đầu tư và triển khai sớm vào cuối quý 2.

Bên cạnh đó là các dự án tiềm năng trong năm nay cũng sẽ triển khai, là cơ sở để đặt ra mục tiêu 2800 tỷ và tin tưởng có thể đạt được chứ không phải như năm 2016 là không đạt được.

Cổ đông: Năm 2015 trúng thầu cảng ở Myanma, gói thầu này hiện như thế nào?

Ông Phạm Việt Khoa cho biết, FECON đã thực hiện gói thầu đầu tiên 2 triệu USD ở Myanma có hiệu quả rất tốt, lợi nhuận khoảng 10 tỷ. Hiện chi nhánh ở Myanma cũng đang tiếp cận để mở rộng thêm kinh doanh khoảng 3-4 dự án khác trong năm nay.

Cổ đông: Có phát hành cổ phần những năm tới không, xin cho biết kế hoạch?

Ông Phạm Việt Khoa cho biết, khi cần có thể có ĐHCĐ bất thường, tôi nghĩ có lẽ sẽ phải tăng vốn. Hiện nhiều dự án lớn đang nghiên cứu với đối tác Nhật, Hàn Quốc, Arập. Trong đó, tôi cũng vừa đi Tân Ban Nha để nghiên cứu các dự án về rác thải phát điện, tạo tiền đề tốt cho đô thị, phù hợp với HN và Tp.HCM. Cần vốn, có thể huy động từ quỹ đấù tư phát triển, vốn vay, và cũng có thể tăng vốn và tuỳ thời điểm chúng ta có thể xin ý kiến cổ đông về vấn đề này có tăng hay không.

Cổ đông: Trái phiếu chuyển đổi do trái chủ nào có nhu cầu, lý do, số lương bao nhiêu, …?

Ông Kuroda, đại diện ngân hàng phát triển Nhật Bản: Lý do gia hạn chuyển đổi trái phiếu là nhằm giảm áp lực pha loảng của cổ phiếu FCN. Hai là, về lâu về dài cũng đang có kế hoạch chuyển nhượng 1 phần và nắm giữ 1 phần để trách pha loảng. Nội dung FCN đàm phán vẫn giữ lãi suất không quá 6%/năm, giá chuyển đổi giữ 19.700/cp.

Cổ đông: Doanh thu và lợi nhuận quý 1?

Đại diện FECON cho biết, doanh thu hợp nhất quý 1 đạt khoảng 300 tỷ, lợi nhuận hợp nhất khoảng 17 tỷ. Kết quả thấp do là quý một nhiều dự án chưa thực hiện và nghiệm thu.

Cổ đông: Năng lực cạnh tranh với các đối thủ?

Ông Phạm Việt Khoa, cho biết năng lực cạnh tranh của FCN hơn DN khác ở chỗ có khả năng hiểu biết về khoa học địa chất các công trình nên xuất phát điểm là làm nền móng và công trình ngầm.

Tại Đại hội, các cổ đông FCN đã thông qua các quyết sách mà Đại hội đề ra

Nhật Minh

Trí Thức Trẻ

Từ Khóa:
Trở lên trên