MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

ĐHĐCĐ ABBank: EVN thôi cử người đại diện phần vốn góp

28-04-2016 - 11:13 AM | Tài chính - ngân hàng

Thực hiện chủ trương thoái vốn của Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã gửi công văn ngày 14/01/2016 thôi cử người đại diện phần góp vốn và đảm nhiệm chức danh tại ABBank.

Sáng nay (28/4), Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) đang tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2016 tại TP.HCM.

9h: Đại hội bắt đầu

Ông Cù Anh Tuấn - Tổng Giám đốc ABBank trình bày báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2015

Theo báo cáo tài chính năm 2015, tính đến hết tháng 12/2015, tổng huy động trên thị trường 1 đạt 47.881 tỷ đồng, tương ứng 103% kế hoạch năm; tổng dư nợ trên thị trường 1 đạt 30.915 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2014.

Tổng thu nhập hoạt động trong năm 2015 đạt gần 1.967 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2014 và đạt 113% kế hoạch năm 2015. Lợi nhuận trước dự phòng rủi ro tín dụng (DPRRTD) trong năm 2015 dạt 770,9 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2014.

Cũng tính đến cuối năm 2015, tỷ lệ nợ xấu của ABBank chỉ còn 1,72% trên tổng dự nợ, giảm từ mức 2,75% từ năm 2014. Tổng tài sản của ngân hàng này đạt 64.375 tỷ đồng, giảm 3.090 tỷ đồng, tương đương giảm 5% so với thời điểm cuối năm 2014 do nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng giảm theo định hướng tăng trưởng bền vững tổng tài sản của Ngân hàng Nhà nước.

Điểm đáng quan tâm, trong năm qua ABBank đã thực hiện bán toàn bộ các khoản đầu tư cổ phiếu niêm yết trên sàn là 633.733 cổ phiếu PGI (Tổng công ty CP Bảo hiểm Petrolimex), thu về số tiền gần 9,2 tỷ đồng và mang lại một khoản hoàn nhập dự phòng đáng kể gần 2,1 tỷ đồng.

Tăng vốn lên hơn 5.300 tỷ đồng

Theo ông Tuấn, trong năm 2016 ABBank dự báo nền kinh tế Việt Nam có những dầu hiệu phục hồi khởi sắc, bên cạnh vẫn còn nhiều yếu tố rủi ro từ bên ngoài tác động. Từ đó, ABBank tăng tỷ trọng doanh thu dịch vụ, mang lại thu nhập ổn định. Theo đó, tổng tài sản đạt 70.000 tỷ đồng, tăng 8% (gần 5.400 tỷ đồng) so với năm 2015 và giảm khoảng 1.100 tỷ đông (tương ứng 2%) so với kế hoạch năm 2015 chủ yếu do sụt giảm của thị trường 2 mà thay vào đó là sự tăng trưởng của thị trường 1.

Vốn điều lệ năm 2016 tăng 522 tỷ đồng từ 4.798 tỷ đồng lên 5.320 tỷ đồng sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Dư nợ và huy động thị trường 1 trong năm nay của ABBank đều trăng trưởng manh. Trong đó, tập trung tăng trưởng dư nợ 40.195 tỷ đồng, tăng 30% so với thực hiện cuối năm 2015 và tăng 41% so với kế hoạch năm 2015. Huy động đạt 52.305 tỷ đồng, tăng 9% so với thực hiện cuối năm 2015 và tăng 12% so với kế hoạch 2015.

Giảm tỷ lệ cho vay trên thị trường liên ngân hàng để tập trung vào khối khách hàng bán lẻ. Ông Tuấn cho rằng thị trường liên ngân hàng đang bất ổn do các ngân hàng vẫn đang trong giai đoạn tái cơ cấu, một số ngân hàng rơi vào trạng thái kiểm soát đặc biệt, khiến các ngân háng thắt chặt việc cấp hạn mức và giao dịch liên ngân hàng nhằm hòng ngừa rủi ro.

Với nợ xấu, ngân hàng sẽ xử lý nợ xấu ở mức 1,78% trên tổng dư nợ. Lợi nhuận trước trích lập dự phòng rủi ro của năm 2016 đạt 215,5 tỷ đồng, cao hơn 106,8 tỷ đồng so với thực hiện năm ngoái, tăng tương đương 99%. Thu nhập thuần từ lãi đạt 1.880,5 tỷ đồng, tăng 221,2 tỷ đồng, tương đương 13% so với thực hiện năm 2015. So với kế hoạch năm 2015, tăng 422,2 tỷ đồng đồng, tương ứng tăng 29%.

10h20 Đại hội thảo luận

Kế hoạch niêm yết của ABBank như thế nào? Vì sao khi IPO phải niêm yết trên UPcom, kế hoạch của ABBank thế nào?

Đây là một lộ trình mà nhiều năm qua ngân hàng đã xin ý kiến các bên liên quan, tuy nhiên do tình hình kinh tế, thị trường tài chính, hoạt động ngân hàng không thuận lợi, do vậy năm nay vẫn chưa đề cập đến vấn đề này. Trong những năm tới ABBank sẽ tiếp tục đề xuất vấn đề niêm yết trên sàn chứng khoán.

Giá trị cổ phiếu của ABBank với thị trường chứng khoán hiện nay như thế nào? Cổ đông muốn sang nhượng ổ phiếu thì phải làm sao? HĐQT cần làm sáng tỏ mấy vấn đề sau: cổ tức dự kiến phân phối tương tứng 3,9% từ hai khoản là lợi nhuận 2015 (70,3 tỷ) và những năm còn lại (131,35 tỷ). Vậy, thực tế lợi nhuận của năm 2016 đưa vào cổ tức chỉ chiếm có 35%, số tiền thực tế không phải là 390 đồng, Cổ tức cho cổ đông năm nào cũng từ 1-2%, trong khi thù lao của HĐQT thì cao 7-9%?

Về việc sang nhượng cổ phiếu của ABBank, thanh khoản của ngân hàng cũng tốt do vậy cổ đông cứ đến bất kỳ công ty chứng khoán nào cũng được để làm thủ tục sang nhượng. HDQT kỳ vọng năm nào cũng chia cổ tức ở mức 10%, nhưng thị trường lại không cho chúng ta được điều đó do trích lập dự phòng rủi ro, giờ đến 20% mà không thể xin được. Nếu được trích lập 10% thô thì sẽ tốt cho ABBank. Dự kiến đến năm 2017 ABBank sẽ thực hiện việc trích lập này, khi đó chia cổ tức sẽ tốt hơn.

Ngoài mức chia cỏ tức 3,9% bằng tiền mặt thì còn có chia bằng cổ phiếu. Năm nay dự kiến là khoảng 13%. Sau khi xin phép cổ đông và trình Ngân hàng nhà nước, nếu được sự chấp thuận thì ABBank sẽ lập tức chia cổ tức ngay.

EVN thôi cử người đại diện phần vốn góp

Thực hiện chủ trương thoái vốn của Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã gửi công văn ngày 14/01/2016 thôi cử người đại diện phần góp vốn và đảm nhiệm chức danh tại ABBank. Do đó, tư cách thành viên HĐQT của ông Mai Quốc Hội và thành viên BKS đối với ông Cáp Tuấn Anh đã chấm dứt từ thời điểm trên.

HĐQT trình đại hội danh sách miễn nhiệm và đề cử thành viên HĐQT, BKS nhiệm kỳ 2013 - 2017.

Cụ thể, IFC đề nghị miễn nhiệm thành viên HĐQT đối với ông E. Gayle McGuigan Jr và thành viên BKS đối với ông Tan Sri Datuk Hadenan; Maybank đề nghị miễn nhiệm thành viên HĐQT đối với ông Lee Tien Poh; HĐQT đề nghị miễn nhiệm thành viên BKS đối với ông Nguyễn Phan Long.

Các trường hợp thay thế bổ sung gồm: Đề cử thành viên HĐQT gồm bà Iris Fang (IFC đề cử), bà Sim Sio Hoong, bà Lim Siew Ming (Maybank đề cử) và ông Trịnh Thanh Hải (HĐQT đề cử); Đề cử thành viên BKS gồm bà Phạm Thị Hằng và bà Nguyễn Thị Hương.

Đăng Khải

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên