MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dịch cúm lợn Trung Quốc sẽ tác động xấu đến chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

18-09-2018 - 20:10 PM | Thị trường

Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng loại virus chết người này sẽ có thể lây lan trên diện rộng đối với khoảng 433 triệu con lợn tại Trung Quốc cũng như ảnh hưởng đến nhiều nước khác, thậm chí cả Mỹ.

Sáu tuần sau khi dịch cúm lợn châu Âu bùng phát ở Trung Quốc, các nhà khoa học đang cố gắng tìm hiểu tại sao loại virus chết người này có thể thâm nhập vào thị trường thịt lợn lớn nhất thế giới rồi lây lan ra các nông trại nằm cách nhau hàng trăm dặm.

Theo Bloomberg, việc tìm ra câu trả lời vô cùng quan trọng để có thể ngăn chặn được sự lây lan của loại virus mà các nhà khoa học Nga coi như loại bệnh dịch nguy hiểm nhất này. Từ ngày 1/8/2018 đến nay, virus đã lây lan ra khoảng 7 tỉnh thành của Trung Quốc, gây ra cái chết của khoảng 40 nghìn con lợn và đe dọa gây gián đoạn một ngành chăn nuôi quy mô đến 128 tỷ USD. Dịch cúm này đồng thời lây lan đến châu Âu, nhiều trường hợp nhiễm cúm đầu tiên được phát hiện ở Bỉ vào ngày 13/9/2018.

Khi mà hiện tại chưa có vắc xin để bảo vệ động vật, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng loại virus chết người này sẽ có thể lây lan trên diện rộng đối với khoảng 433 triệu con lợn tại Trung Quốc cũng như ảnh hưởng đến nhiều nước khác, thậm chí cả Mỹ. Virus cúm lợn loại mới này có thể sống được đến hơn 1 năm trong điều kiện thời tiết khô ấm.

Trưởng bộ phận quản lý các vấn đề thú y tại Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) ở Rome, ông Juan Lubroth, chỉ ra: “Những gì chúng ta đang chứng kiến chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Việc dịch bệnh lây lan sang các nước khác sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian”.

Các nghiên cứu viên tại Viện dược phẩm quân đội Trung Quốc ở Changchun nhận xét dịch cúm lợn hiện nay tồi tệ tương đương với dịch cúm trước đây từng xảy ra tại cộng hòa Georgia năm 2007 và sau đó lan sang Nga và Estonia.

Giới chuyên gia vì vậy hiện đang lo ngại rằng bệnh dịch này, dù không gây hại cho con người, có thể sẽ lây lan qua những con sống được vận chuyển sang Nga và Liên minh châu Âu (EU), hoặc thông qua đường nhập khẩu lớn trái phép và hoạt động phân phối những sản phẩm có chứa thịt lợn.

Cho đến nay, khoảng 800 nghìn con lợn đã bị tiêu hủy ở Nga trong nỗ lực kiểm soát hơn 1.000 điểm bùng phát dịch bệnh. Quy mô của hoạt động nuôi và sản xuất thịt lợn đã giảm khoảng một nửa, theo số liệu của Viện nghiên cứu Liên bang Nga.

Năm 2011, khi Nga phải tiêu hủy khoảng 12.000 con lợn, giới chức ước tính dịch bệnh sẽ có thể gây ra thiệt hại tài chính ước khoảng 267 triệu USD.

Việc dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc đồng nghĩa với việc Trung Quốc, nước tiêu thụ khoảng hơn nửa tổng sản lượng thịt lợn của thế giới, sẽ có thể cần phải tăng nhập khẩu thịt lợn và thậm chí cả thịt bò. Điều này chắc chắn sẽ tác động xấu đến chuỗi cung ứng toàn cầu, theo khẳng định của chuyên gia phân tích tại ngân hàng Rabobank Australia, ông Gidley-Baird.

Thịt lợn chiếm khoảng 3% trong chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc, chỉ số lạm phát quan trọng. Chỉ số giá thịt lợn toàn quốc đã tăng 7% tính từ khi giới chức Trung Quốc chính thức công bố dịch vào ngày 3/8/2018. Cổ phiếu của công ty WH, công ty sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới, đã giảm 16%.

Rủi ro nhập khẩu thịt lợn từ Nga không thể được loại bỏ, theo Liên hợp quốc công bố vào tháng 3/2018. Năm 2015, một ước tính cho thấy thịt lợn ở Nga giá rẻ hơn đến 15% so với thịt lợn ở Trung Quốc, chính vì vậy, hoàn toàn dễ hiểu về động cơ kinh tế đằng sau hoạt động buôn thịt lợn liên biên giới này.

Virus này rất dễ lây lan. Virust có thể lan trong khoảng cách xa theo bụi bẩn, ví như bám vào lốp xe hoặc giầy của những người làm trong ngành nông nghiệp, theo một chuyên gia Ba Lan, người từng có nhiều năm nghiên cứu về dịch bệnh ở Đông Âu.

Theo Trung Mến

Bizlive

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên