MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dịch tả lợn Châu Phi vào VN: Ngành thú y lập chốt chặn “bán chạy" lợn

20-02-2019 - 09:37 AM | Thị trường

Hàng loạt biện pháp dập dịch, ngăn chặn dịch bệnh lây lan đã được triển khai khẩn cấp để ngăn chặn sự lây lan của dịch tả lợn Châu Phi.

Chiều 19.2.2019, Cục Thú y chính thức thông tin dịch tả lợn Châu Phi đã xâm nhập vào Việt Nam tại 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên.

Theo Cục Thú y, ngay khi có thông tin về tình hình dịch tả lợn Châu Phi , Cục Thú y và Bộ NNPTNT đã có các văn bản gửi UBND tỉnh, Sở NNPTNT, Chi cục Thú y/Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hưng Yên, Thái Bình chỉ đạo triển khai khẩn cấp các biện pháp xử lý ổ dịch, phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

Ngày 1.2.2019, Bộ NNPTNT đã có Công điện khẩn số 773/CĐ-BNN-TY gửi Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Sở NNPTNT, Chi cục Thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Dịch tả lợn Châu Phi vào VN: Ngành thú y lập chốt chặn “bán chạy lợn - Ảnh 1.

Lãnh đạo Cục Thú y (Bộ NNPTNT) kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc. Ảnh: PV

Bộ NNPTNT đã thành lập 6 đoàn công tác, trong đó có 3 đoàn công tác do lãnh đạo bộ trực tiếp đến các địa phương để phối hợp với chính quyền và các cơ quan của địa phương chỉ đạo xử lý dứt điểm ổ dịch, cũng như triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh lây lan diện rộng.

Cụ thể, Bộ chỉ đạo thành lập tổ công gồm lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật của Cục Thú y, Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương, Chi cục Thú y vùng I, vùng II đến địa phương và đã ở đó trong nhiều ngày để phối hợp, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tổ chức nhiều cuộc họp với UBND tỉnh, Sở NNPTNT, Chi cục Thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y và chính quyền cơ sở để tổ chức xử lý dứt điểm ổ dịch, triển khai các biện pháp phòng, chống không để dịch bệnh lây lan diện rộng.

Trước thông tin về dịch tả lợn Châu Phi, để bảo vệ đàn lợn, các hộ chăn nuôi đã gửi thông tin hướng dẫn nhau cách phòng, chống dịch ASF để bảo vệ đàn lợn trong nước.

Ông Nguyễn Ngọc Tuần nhấn mạnh: ”Kinh nghiệm từ Trung Quốc cho thấy vận chuyển heo bệnh thiếu kiểm soát và hỗ trợ thấp. Ở Châu Âu, bệnh lây chậm bởi các cơ quan chức năng tiêu hủy nhanh tại chỗ và hỗ trợ cao cho hộ không may bị nhiễm. Lập chốt kiểm dịch và chống bán chạy lợn từ vùng có dịch là việc làm sống còn!”.

Theo L.V

Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên