MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điểm danh những cổ phiếu "khuấy đảo" trên sàn UpCOM nhân dịp sàn này vượt mốc 500 doanh nghiệp

Hôm nay, sàn UpCOM đón thêm 6 doanh nghiệp lên sàn, nâng tổng doanh nghiệp đăng ký giao dịch lên 501 mã với hơn 17,62 tỷ cổ phiếu.

Ngày 16/3, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đón hơn 495,6 triệu cổ phiếu của 6 doanh nghiệp bao gồm Nhiệt Điện Quảng Ninh (QTP), CTCP Đầu tư Thương mại Dịch vụ diện lực (EIN), Dược Hà Tĩnh (HDP), CTCP Trúc Thôn (TRT), CTCP Cảng Cửa Cấm Hải Phòng (CCP) và Đường sắt Hà Ninh (RHN). Trong đó, riêng Nhiệt điện Quảng Ninh đã đưa 450 triệu cổ phiếu lên giao dịch. Vốn hóa 6 công ty này ngày lên sàn trên 5.666 tỷ đồng.

Với việc đón thêm 6 doanh nghiệp lên sàn sáng nay, tổng số mã chứng khoán đăng ký giao dịch trên sàn UpCOM đã đạt 501 mã, vượt mốc 500 doanh nghiệp.

Nhìn lại lịch sử, thị trường UpCOM chính thức khai trương ngày 24/6/2009 với 10 doanh nghiệp đầu tiên, tổng giá trị chứng khoán đăng ký đạt 1.200 tỷ đồng. Mốc 300 doanh nghiệp trên sàn UpCOM đạt được vào ngày 1/6/2006, sau gần 7 năm hoạt động. Tuy nhiên, chỉ hơn 6 tháng sau đó, số doanh nghiệp trên sàn UpCOM đã cán mốc 400. Và đến nay, hơn 3 tháng tiếp theo, mốc 500 doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên sàn UpCOM đã được vượt qua.

Hiện với 501 doanh nghiệp đăng ký giao dịch, tổng lượng cổ phiếu đăng ký trên 17,62 tỷ cổ phiếu, vốn hóa thị trường đạt trên 423.475 tỷ đồng.

Không như mấy năm trước đây, khi thị trường UpCOM được xem là thị trường thứ cấp và không thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, thì 2 năm trở lại đây, thị trường này đã gây được nhiều sự chú ý khi hàng loạt cổ phiếu chất lượng chọn UpCOM làm nơi giao dịch.


Diễn biến giá cổ phiếu VGG của May Việt Tiến từ khi lên sàn.

Diễn biến giá cổ phiếu VGG của May Việt Tiến từ khi lên sàn.

Cuối năm 2016, nhà đầu tư còn chưa quên “cơn sốt” BHN của Habeco. Cổ phiếu BHN chào sàn UpCOM với giá tham chiếu 39.000 đồng/cổ phiếu vào tháng 10/2016 và đã liên tục tăng mạnh, chạm ngưỡng 166.400 đồng/cổ phiếu, sau đó giảm nhiệt. Đáng chú ý, tiếp đó, có những thời điểm cổ phiếu BHN đã "phi" một mạch lên gần 226.00 đồng/cổ phiếu. Thị trường UpCOM cũng được xem là một bước đệm để BHN thuận lợi niêm yết trên HoSE. So với giá 39.000 đồng ngày chào sàn UpCOM, BHN đã được xác định giá mới 127.600 đồng để chào sàn HoSE vào đầu năm 217 vừa qua.


Diễn biến giá cổ phiếu BHN từ khi lên sàn.

Diễn biến giá cổ phiếu BHN từ khi lên sàn.

Năm ngoái cổ phiếu VGG của May Việt Tiến đã từng gây “mưa gió” tại đây, và những cổ phiếu VOC của Vocarimex, VGT của Vinatex, VSN của Visan, WSB của Bia Sài Gòn Miền Tây… cũng đã đáp ứng sự kỳ vọng của các nhà đầu tư.

Hiện trên thị trường UpCOM cũng có rất nhiều cố phiếu có giá trị cao, như DPG của Đạt Phương hiện đang giao dịch trên mức giá 123.000 đồng/cổ phiếu, FOX của Viễn Thông FPT cũng lên xuống quanh mốc 100.000 đồng/cổ phiếu, tăng gần gấp đôi sau 2 tháng; QNS của Đường Quảng Ngãi – công ty mẹ của Vinasoy cũng đang giao dịch quanh mốc 124.000 đồng/cổ phiếu, hay sự trở lại sau khi hủy niêm yết tự nguyện của cổ phiếu TTP của Bao bì Nhựa Tân Tiến.


Diễn biến giá cổ phiếu DPG của Đạt Phương.

Diễn biến giá cổ phiếu DPG của Đạt Phương.

Cổ phiếu DPG của Đạt Phương mới giao dịch trên UpCOM từ 12/1/2017, với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 31.000 đồng/cổ phiếu. Sau hơn 2 tháng giao dịch, cổ phiếu này đã "tăng nóng" lên 123.000 đồng/cổ phiếu, gấp 4 lần giá chào sàn.

Đặc biệt, cổ phiếu SGN của hiện đnag giao dịch quanh vùng giá 180.000 đồng/cổ phiếu, gấp 3,6 lần giá chào sàn 50.000 đồng/cổ phiếu hơn 1 năm trước.


Diễn biến giá cổ phiếu SGN từ khi lên sàn.

Diễn biến giá cổ phiếu SGN từ khi lên sàn.

Không quá cao, nhưng cổ phiếu GEX luôn gây được sự chú ý của nhà đầu tư, giá trị giao dịch quanh mốc 21.000 đồng đến 22.000 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu MSR của Tài nguyên Masan, hay những cổ phiếu ngành hàng không NCS, MAS, NAS luôn là những cổ phiếu được các nhà đầu tư quan tâm.

“Hiện tượng” mới nổi gần đây – cổ phiếu IBC của Apax Holdings đã bất ngờ tăng mạnh vượt ngưỡng 50.000 đồng/cổ phiếu sau thông tin tốt về kết quả kinh doanh năm 2016 và kế hoạch tăng vốn "khủng". Hay như SEA của Seaprodex vừa trải qua mấy phiên tăng trần liên tiếp nhờ thông tin kết quả kinh doanh khả quan năm 2016.

Thạch Lâm

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên