MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điểm mặt những mã cổ phiếu “làm mưa làm gió” trên sàn UpCOM nửa đầu năm nay

30-06-2017 - 08:25 AM | Doanh nghiệp

Hàng loạt cổ phiếu đã tăng sốc, hàng loạt cổ phiếu đã giảm sâu, và cũng rất nhiều cổ phiếu đã trải qua giai đoạn tăng mạnh giảm nhanh khiến sàn UpCOM ngày càng thêm sôi động.

Từ những tháng đầu năm ngoái, khi hàng loạt cổ phiếu “hot” lên giao dịch trên sàn UpCOM, các nhà đầu tư đã dần chú ý đến thị trường này hơn. Trước đó, UpCOM được xem là một thị trường “thứ cấp” cho các doanh nghiệp có đất tồn tại. Tuy nhiên, góc nhìn này đã thay đổi hẳn. Từ năm ngoái đến nay thị trường UpCOM đã sôi động hẳn lên, thường xuyên đón nhận những mã “hot” lên giao dịch.

Tính đến nay, sàn UpCOM đã có 573 mã chứng khoán đăng ký giao dịch vơi tổng cộng gần 20 tỷ cổ phiếu đăng ký. Từ đầu năm đến nay, rất nhiều mã đã “làm mưa làm gió” trên thị trường này. Trong số đó, có những mã tăng mạnh gấp nhiều lần, có những mã giảm sâu, và có những mã cổ phiếu tăng sốc rồi đột ngột giảm mạnh chỉ trong vòng nửa năm qua.

Nhóm cổ phiếu tăng sốc rồi giảm sâu

Một trong những mã cổ phiếu khiến nhà đầu tư chú ý thời điểm dầu năm nay là SEA của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam. Doanh nghiệp này mới chính thức lên giao dịch trên UpCOM từ 23/12/2016 với giá tham chiếu 11.400 đồng/cổ phiếu và ngay lập tức tăng trần 3 phiên liên tiếp lên 23.800 đồng/cổ phiếu rồi đột ngột giảm sàn 2 phiên tiếp theo. Tuy nhiên, đó cũng là câu chuyện của năm 2016.


Diễn biến giá cổ phiếu SEA trong 6 tháng gần đây.

Diễn biến giá cổ phiếu SEA trong 6 tháng gần đây.

Bước sang năm 2017, cổ phiếu SEA mất mấy tháng giao dịch xập xình quanh mốc 13.000-15.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, ngay khi có tin tốt về kết quả kinh doanh, cộng dồn thêm tin đại gia Vũ Văn Tiền hoàn toàn rút lui, cổ phiếu SEA đã bốc đầu tăng mạnh bằng 7 phiên trần liên tiếp, xác lập đỉnh ở mức giá 33.300 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, không giữ vững được “phong độ” và hiện giá cổ phiếu SEA đã lùi về vùng giá 19.000 đồng/cổ phiếu.

Cũng chỉ mới chào sàn từ 12/1/2017, cổ phiếu của doanh nghiệp xây dựng có tiếng Đạt Phương (DPG) cũng đã “gây bão” trên thị trường UpCOM. Giá chào sàn 31.000 đồng/cổ phiếu, tuy nhiên, chỉ sau 3 tháng, cổ phiếu DPG tăng phi mã lên vùng giá 140.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tăng 350% so với giá chào sàn.


Diễn biến giá cổ phiếu DPG trong 6 tháng gần đây.

Diễn biến giá cổ phiếu DPG trong 6 tháng gần đây.

Điều hấp dẫn của cổ phiếu DPG đối với nhà đầu tư một phần bởi đây là doanh nghiệp xây dựng có vốn điều lệ khá khiêm tốn chưa đến 66 tỷ đồng nhưng lại thường xuyên trúng nhiều gói thầu lớn, trong đó ngày 26/3 vừa qua đã được UBND tỉnh Quảng Nam cấp Giấy chứng nhận đầu tư Dự án Khu phức hợp dịch vụ nghỉ dưỡng Bình Dương có quy mô 199ha với tổng mức đầu tư 200 triệu USD.

Năm 2016 Đạt Phương đạt hơn 1.800 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế thu về trên 136,7 tỷ đồn. EPS đạt 16.824 đồng. Đạt Phương cũng là doanh nghiệp mấy năm liên tiếp có EPS nằm trong top đầu khi EPS năm 2015 cũng đạt 19.571 đồng/cổ phiếu.

Năm 2017 Đạt Phương đặt mục tiêu lãi sau thuế hơn 171 tỷ đồng. Tuy nhiên, sang quý 2, cổ phiếu DPG đã không giữ vững đà tăng như 3 tháng đầu năm. Sau những chuỗi phiên giảm mạnh, hiện cổ phiếu DPG đang ở vùng giá 88.000 đồng/cổ phiếu. Dù giảm sâu sau thời gian tăng sốc, nhưng so với giá chào sàn hồi đầu năm, cổ phiếu DPG vẫn có được mức tăng đáng mơ ước 184%.

Cũng tăng sốc rồi giảm sâu còn phải kể đến cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines và VSN của Visan.

Hơn 1,22 triệu cổ phiếu HVN chào sàn ngay phiên giao dịch đầu tiên của năm 2017 – ngày 3/1 với giá tham chiếu 28.000 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu HVN đã từng đạt đỉnh ở mức giá xấp xỉ 50.000 đồng/cổ phiếu (giá đã điều chỉnh). Tuy nhiên sau đó đã hạ nhiệt.


Diễn biến giá cổ phiếu HVN trong 6 tháng gần đây.

Diễn biến giá cổ phiếu HVN trong 6 tháng gần đây.

Thông tin về các cổ phiếu “máy bay” liên tục lên sàn như HVN, VJC đã đẩy lượng cổ phiếu máy bay khớp lệnh mỗi phiên lên rất cao. Tuy nhiên, sức hút của HVN giảm dần kèm theo đó là giá cổ phiếu cũng giảm theo, hiện về quanh vùng giá 27.000 đồng/cổ phiếu.

Còn cổ phiếu VSN của Visan đã từng khớp lệnh ở mức giá 56.000 đồng/cổ phiếu hồi tháng 2 vừa qua nhưng đến nay đã giảm sâu về giá 42.000 đồng/cổ phiếu sau khi có lúc đã bắt đáy mức giá 39.000 đồng/cổ phiếu.


Diễn biến giá cổ phiếu VSN trong 6 tháng gần đây.

Diễn biến giá cổ phiếu VSN trong 6 tháng gần đây.

Về kết quả kinh doanh, quý 1 vừa qua Visan cũng lãi sau thuế 48 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với cùng kỳ dù giá thịt lợn giảm sâu thời gian vừa qua. Năm 2017 Visan đặt mục tiêu doanh thu 4.545 tỷ đồng là lợi nhuận trước thuế 156 tỷ đồng.

Một trong những cổ phiếu khiến nhà đầu tư cười khóc không lường nữa là TVB của Chứng khoán Trí Việt. Đồ thị lên xuống của giá cổ phiếu này khá đứng tim nhà đầu tư khi giai đoạn 3 tháng đầu năm đã tạo ra 2 “sóng” tăng sốc rồi giảm sâu.


Diễn biến giá cổ phiếu TVB trong 6 tháng gần đây.

Diễn biến giá cổ phiếu TVB trong 6 tháng gần đây.

Từ mức giá dưới 10.000 đồng, TVB đã phi lên vùng giá 25.000 đồng rồi “rơi” một mạch xuống 15.000 đồng/cp. Ngay sau đó quay đầu tăng mạnh lên vùng giá 28.000 đồng/cổ phiếu, xác lập đỉnh mới, chỉ trong 1 thời gian ngắn. Tuy nhiên, sau đó đã giảm sâu và hiện lại quay về dưới mệnh giá giao dịch một thời gian khá lâu.

Một trong những cổ phiếu được nhà đầu tư quan tâm thời gian gần đây nữa là IBC của Apax Holdings. Mới lên giao dịch trên UpCOM từ cuối tháng 10 năm ngoái, Apax Holdings mới nổi lên gần đây với kế hoạch tăng vốn khủng và nhiều kế hoạch M&A khác đã đẩy giá cổ IBC lên đạt đỉnh hồi tháng 4 vừa qua với giá trên 32.000 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên, có vẻ sự quan tâm của nhà đầu tư đã giảm dần kéo giá cổ phiếu IBC giảm theo, hiện về quanh mốc 24.500 đồng/cổ phiếu.

Nhóm cổ phiếu tăng mạnh

Không chỉ tăng số giảm sâu, một số cổ phiếu cũng gây sốt trên thị trường UpCOM khi có mức tăng khá mạnh keer từ đầu năm đến nay. Một trong số đó là Đường Quảng Ngãi. QNS là một trong những doanh nghiệp được quan tâm khá nhiều trong thời gian vừa qua. Cổ phiếu QNS cũng mới chào sàn từ cuối năm 2016 với giá tham chiếu 80.000 đồng/cổ phiếu và liên tục tăng mạnh lên đỉnh hồi cuối tháng 4 vừa qua với giá xấp xỉ 126.000 đồng/cổ phiếu (giá chưa điều chỉnh).


Diễn biến giá cổ phiếu QNS trong 6 tháng gần đây.

Diễn biến giá cổ phiếu QNS trong 6 tháng gần đây.

Sau khi lăn chốt trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 30% một thời gian, giá cổ phiếu QNS đã giảm mạnh và hiện xấp xỉ 84.000 đồng/cổ phiếu. Dù vậy, vẫn tăng khá nhiều so với thời điểm đầu năm (tính theo mức giá đã điều chỉnh).

IPA Group (IPA) – một doanh nghiệp nổi danh trong giới tài chính, nhưng doanh thu của công tu lại từ bán thẻ điện thoại, thẻ Vcoin và dịch vụ cổng thông tin thông qua công ty con Homedirect...


Diễn biến giá cổ phiếu IPA trong 6 tháng gần đây.

Diễn biến giá cổ phiếu IPA trong 6 tháng gần đây.

Chào sàn từ tháng 6 năm ngoái với giá 10.000 đồng/cổ phiếu và cứ giao dịch cầm chừng như thế suốt gần 1 năm. Thời điểm giữa tháng 4/2017, khi công ty công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2016 với kết quả lợi nhuận sau thuế cả năm đạt trên 111 tỷ đồng tăng trưởng 30% so với năm 2015 thì giá cổ phiếu IPA cũng bắt đầu tăng và đạt đỉnh 24.900 đồng/cổ phiếu.

Hiện cổ phiếu IPA đã giảm nhiệt về 18.500 đồng/cổ phiếu – dù cách khá xa đỉnh nhưng cũng tăng 125% so với thời điểm đầu năm.


Diễn biến giá cổ phiếu trong 6 tháng gần đây.

Diễn biến giá cổ phiếu trong 6 tháng gần đây.

Những cổ phiếu tăng mạnh còn bao gồm SGR của Địa ốc Sài Gòn, TTR của CTCP Du kịch Thương mại và Đầu tư (Tracotour) hay ABI của Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp, DC1 của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng số 1, SDJ của CTCP Sông Đà 25, SGN của Sags (CTCP Phục vụ mặt đất Sài Gòn)...

Nhóm cổ phiếu giảm sâu

Một trong những tên tuổi trong ngành hàng tiêu dùng – Masan consumer (MCH) chào sàn ngày 5/1/2017 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 90.000 đồng/cổ phiếu và sau 6 tháng đã giảm về 57.000 đồng/cổ phiếu dù có nhiều tin tốt như trả cổ tức cao, phát hành lượng cổ phiếu ESOP trị giá xấp xỉ 300 tỷ đồng…

Diễn biến giá cổ phiếu MCH trong 6 tháng gần đây.
Diễn biến giá cổ phiếu MCH trong 6 tháng gần đây.

Một trong những nguyên nhân giá cổ phiếu MCH giảm cũng có thể do cuối tháng 4 vừa qua Masan Consumer công bố kết quả kinh doanh quý 1/2017 với doanh thu hợp nhất đạt khoảng 2.000 tỷ đồng – giảm 17% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ còn 120 tỷ đồng – giảm 2/3 so với quý 1 năm ngoái. Năm 2017 Masan Consumer đặt mục tiêu doanh thu từ 14.500 đến 15.300 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.550 đến 2.810 tỷ đồng. Những gì đạt được quý 1 vừa qua còn cách rất xa mục tiêu.


Diễn biến giá cổ phiếu trong 6 tháng gần đây.

Diễn biến giá cổ phiếu trong 6 tháng gần đây.

Còn cổ phiếu VGT của Vinatex chào sàn với giá 13.500 đồng/cổ phiếu. Ngay ngày đầu lên sàn đã tăng mạnh lên trên 17.000 đồng/cổ phiếu (giá đã điều chỉnh). Tuy nhiên, ngay sau đó đã liên tục giảm mạnh, hiện đang giao dịch ở vùng giá 11.000 đồng/cổ phiếu.

Sàn UpCOM ngày càng nóng với nhiều mã cổ phiếu được nhà đầu tư trông chờ đã đang và sẽ lên sàn trong thời gian tới. Việc có nhiều mã cố phiếu gây sóng gió cũng càng làm cho nhà đầu tư quan tâm chú ý tới sàn UpCOM hơn.

Phương Chi

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên