MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Điểm nóng TTCK tuần 10/02 – 16/02] Chứng khoán Việt Nam phục hồi nhưng gặp ngưỡng cản quan trọng

Nhịp hồi phục kỹ thuật của VN-Index đang bị cản trước vùng quan trọng (vùng 943 điểm), hiện tại chỉ số suy yếu nhẹ nhưng dấu hiệu xu hướng chưa thể hiện rõ…

Tuần qua, những gì diễn ra trên bảng điện cho thấy thị trường có một tuần chững nhẹ. Chốt tuần, VN-Index đã đóng cửa giảm nhẹ dừng ở mức 937.45 điểm và HNX-Index chốt phiên tuần tăng chạm ngưỡng 109.74 điểm.

[Điểm nóng TTCK tuần 10/02 – 16/02] Chứng khoán Việt Nam phục hồi nhưng gặp ngưỡng cản quan trọng - Ảnh 1.

Chỉ số VN-Index trong 3 tháng gần đây

VN-Index đã có một tuần chững lại, trong khi đó thanh khoản cũng giảm đáng kể. Theo các chuyên gia VDSC, VN-Index tiếp tục có phiên lưỡng lự thứ 3 trước Trendline, với dấu hiệu suy yếu nhẹ vào cuối phiên giao dịch. Chỉ báo kỹ thuật MACD tiếp tục hồi phục nhẹ và dần áp sát đường tín hiệu, RSI suy yếu nhẹ.

Nhịp hồi phục kỹ thuật của VN-Index đang bị cản trước vùng quan trọng (vùng 943 điểm), hiện tại chỉ số suy yếu nhẹ nhưng dấu hiệu xu hướng chưa thể hiện rõ. Nếu vượt được vùng 943 điểm thì nhịp hồi phục kỹ thuật sẽ tiếp tục được nới rộng, nhưng nếu chỉ số tiếp tục suy yếu và giảm dưới mức 934 điểm thì nhịp hồi phục kỹ thuật hiện tại đã kết thúc.

Đối với thị trường CK phái sinh, 4 hợp đồng đều tăng mạnh về thanh khoản trong các phiên giao dịch trong tuần hơn so với tuần trước. Hiện nay tổng khối lượng khớp lệnh trung bình của thị trường giao dịch hợp đồng tương lai đạt mức cao, tương ứng đạt 137.000 hợp đồng.

2. TTCK Thế giới hồi phục mạnh

Thị trường chứng khoán Mỹ có tuần tăng điểm vững chắc khi các nhà đầu tư tự tin hơn về việc ngăn chặn virus corona mới. Các chỉ số tiếp tục tăng lên mức cao kỷ lục. Chỉ số Dow Jones Industrial Average đóng cửa ở 29.398 điểm (tăng 1,02%), chỉ số Nasdaq Composite đóng cửa ở 9.731 điểm (tăng 2,22%), và chỉ số S&P500 đóng cửa ở 3.380 điểm (tăng 1,59%).

Trong buổi điều trần trước Quốc hội Mỹ, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết Fed đã theo dõi sát sao sự lây lan của virus. Ông cũng nhận xét rằng chưa thể kết luận được nền kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng như thế nào. Các nhà đầu tư đang kỳ vọng rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong những tháng tới.

[Điểm nóng TTCK tuần 10/02 – 16/02] Chứng khoán Việt Nam phục hồi nhưng gặp ngưỡng cản quan trọng - Ảnh 2.

Thị trường chứng khoán châu Âu tiếp tục tăng lên mức cao kỷ lục khi nỗi sợ virus corona suy yếu dần. Chỉ số FTSE 100 của Vương quốc Anh đóng cửa ở 7.409 điểm (giảm 0,76%), chỉ số DAX 30 của Đức đóng cửa ở 13.744 điểm (tăng 1,71%), và chỉ số CAC 40 của Pháp đóng cửa ở 6.069 điểm (tăng 0,66%).

Trong khi đó, kết quả thống kê cho thấy tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại ​​trong quý IV năm 2019 do các biến động chính trị ở Pháp và Ý. Nền kinh tế của cả khối đã tăng trưởng 0,1% trong quý, thấp hơn mức 0,3% trong ba tháng trước.

Thị trường chứng khoán Nhật Bản giảm điểm trong tuần. Chỉ số Nikkei 225 đóng cửa ở mức 23.687 điểm (giảm 0,6%). Đồng yên đứng ở mức 109,9 yên/đô la Mỹ vào thứ Sáu. Ước tính đầu tiên về tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong quý IV năm 2019 dự kiến ​​sẽ được công bố vào thứ Hai, ngày 17 tháng 2.

Hầu hết các nhà kinh tế tin rằng nền kinh tế Nhật Bản sẽ chậm lại trong giai đoạn này, phần lớn là do tăng thuế tiêu dùng từ ngày 1 tháng 10, sự chậm lại trong tăng trưởng toàn cầu và các yếu tố như thiên tai. Sự bùng phát dịch bệnh cũng làm sứt mẻ tâm lý người tiêu dùng, ảnh hưởng tới du lịch và làm tổn thương các hãng sản xuất vì sự gián đoạn chuỗi cung ứng.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc tuần qua đã ổn định trở lại. Chỉ số Shanghai Composite đóng cửa ở 2.917 điểm (tăng 1,46%) và chỉ số Hang Seng Index đóng cửa ở 27.815 điểm (tăng 1,5%). Sự gia tăng đột biến về số liệu thống kê các ca nhiễm virus corona vào thứ Năm đã gây ra sự sụt giảm nhẹ, sau đó thị trường tăng điểm trở lại vào thứ Sáu.

Rủi ro về kinh tế lớn nhất liên quan đến virus corona nằm ở sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu do Trung Quốc đóng cửa các nhà máy và hạn chế đi lại trong nước. Các nhà đầu tư cũng lo ngại về tác động của virus corona đối với các công ty vừa và nhỏ (SMEs) của Trung Quốc. Một số cuộc khảo sát cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang rất cần sự hỗ trợ về tài chính để giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệnh.

Lê Hằng

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên