MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với cung cầu ngoại tệ

17-11-2016 - 09:36 AM | Tài chính - ngân hàng

Với cơ chế tỷ giá trung tâm linh hoạt như hiện nay thì các tác động bất lợi từ thị trường thế giới sẽ được giảm thiểu. Quan trọng hơn là với các giải pháp điều hành linh hoạt của NHNN, tình trạng đầu cơ găm giữ ngoại tệ tiếp tục giảm, qua đó hỗ trợ nguồn cung cho thị trường...

Những tháng đầu năm tỷ giá và thị trường ngoại tệ nhìn chung ổn định. Tâm lý găm giữ ngoại tệ giảm mạnh, tỷ lệ đô la hóa giảm, NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ, đưa dự trữ ngoại hối lên mức kỷ lục. Tuy nhiên, từ đầu tháng 10 trở lại đây, đặc biệt là sau sự kiện ngày 9/11/2016, khi có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ, tỷ giá tăng nhẹ.

Tỷ giá tăng xuất phát từ nguyên nhân kinh tế hay chỉ là yếu tố tâm lý? Xung quanh vấn đề này phóng viên đã trao đổi với PGS.TS. Đào Văn Hùng, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch & Đầu tư).

Ông đánh giá thế nào về cách thức điều hành tỷ giá của NHNN thời gian qua?

Cách thức điều hành tỷ giá của NHNN thời gian qua là khá linh hoạt, phù hợp với cung - cầu ngoại tệ trong nước và diễn biến trên thị trường quốc tế. Đặc biệt với việc điều hành theo tỷ giá trung tâm linh hoạt như hiện nay, tỷ giá đã không còn bị chi phối bởi yếu tố tâm lý như trước đây. Bên cạnh đó, thời gian qua tỷ giá cũng được hỗ trợ bởi diễn biến cung - cầu trong nước tương đối thuận lợi.


Với các giải pháp điều hành linh hoạt của NHNN, tình trạng đầu cơ găm giữ ngoại tệ tiếp tục giảm, qua đó hỗ trợ nguồn cung cho thị trường...

Với các giải pháp điều hành linh hoạt của NHNN, tình trạng đầu cơ găm giữ ngoại tệ tiếp tục giảm, qua đó hỗ trợ nguồn cung cho thị trường...

Nguồn cung ngoại tệ khá dồi dào nhờ cán cân thương mại 10 tháng đầu năm thặng dư 3,2 tỷ USD, FDI thực hiện 10 tháng đạt 12,7 tỷ USD (tăng 7,6% so với cùng kỳ 2015). Ngoài ra, tỷ giá cũng được hỗ trợ bởi một lượng cung ngoại tệ đáng kể từ trong nước, đó là nguồn ngoại tệ do tổ chức, cá nhân tích trữ thời gian trước đây được giải phóng, bán cho TCTD trong bối cảnh tâm lý đầu cơ, găm giữ ngoại tệ giảm mạnh, lòng tin vào giá trị VND được tăng cường.

Ông nhận định thế nào về diễn biến tỷ giá sau khi có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ?

Về cầu ngoại tệ, thị trường tiếp tục phát sinh các nhu cầu ngoại tệ thông thường phục vụ hoạt động của nền kinh tế. Tuy nhiên cầu do yếu tố tâm lý không còn như trước đây, thể hiện qua diễn biến tâm lý thị trường khá ổn định trước biến động trên thị trường quốc tế trong những tháng đầu năm. Ngay cả sau sự kiện Brexit, tỷ giá có tăng nhưng không nhiều và sau hai ngày đã ổn định trở lại.

Tỷ giá tăng nhẹ trong vài ngày qua, theo tôi chủ yếu là do tác động của việc đồng USD trên thị trường quốc tế tăng giá mạnh do kỳ vọng các chính sách của ông Trump sẽ làm tăng chi tiêu, kích thích tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy Fed tăng lãi suất. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy cung cầu ngoại tệ trên thị trường hiện vẫn diễn ra bình thường, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của khách hàng được đáp ứng đầy đủ và không có nhu cầu đột biến. Do đó, tỷ giá cũng không có áp lực gì lớn.


Thị trường ngoại hối không có áp lực trong các tháng cuối năm

Thị trường ngoại hối không có áp lực trong các tháng cuối năm

Thời gian qua, đồng USD tăng giá liên tục, đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi trong khu vực giảm giá mạnh trước khả năng Fed tăng lãi suất cuối năm nay. Tuy nhiên, tác động của việc này đến thị trường ngoại tệ của Việt Nam theo tôi là không lớn, do độ mở của thị trường tài chính nước ta thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Quy mô luồng vốn nóng vào Việt Nam rất nhỏ so với tổng quy mô các luồng vốn nên tác động thực tế không nhiều.

Bên cạnh đó, mặc dù gần đây nhiều đồng tiền của các nước đối tác thương mại lớn của Việt Nam giảm giá mạnh nhưng tính từ đầu năm thì ngoài đồng Nhân dân tệ, hầu hết các đồng tiền khác đều tăng giá. Do đó, nếu tính về tổng thể trong tương quan giá trị với các đồng tiền của các nước đối tác thương mại lớn nói chung thì tỷ giá USD/VND như hiện nay là phù hợp và không gây bất lợi cho cạnh tranh thương mại.

Theo yếu tố mùa vụ thì cầu ngoại tệ thường tăng vào cuối năm, vậy năm nay, liệu tỷ giá có biến động không, thưa ông?

Cuối năm, nguồn cung ngoại tệ tiếp tục thuận lợi nhờ dòng vốn FDI vào Việt Nam, hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài vào các doanh nghiệp Nhà nước lớn tiếp tục được giải ngân... Về phía cầu, năm nay khả năng cầu ngoại tệ không tăng mạnh như mấy năm trước do xu hướng xuất siêu trong năm nay.

Bên cạnh đó, trường hợp Fed thực hiện tăng lãi suất vào tháng 12 thì tác động tới Việt Nam là không lớn do vốn đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là vốn FDI dài hạn, dòng vốn đầu tư gián tiếp chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên tác động không đáng kể.

Mặt khác, với cơ chế tỷ giá trung tâm linh hoạt như hiện nay thì các tác động bất lợi từ thị trường thế giới sẽ được giảm thiểu. Quan trọng hơn là với các giải pháp điều hành linh hoạt của NHNN, tình trạng đầu cơ găm giữ ngoại tệ tiếp tục giảm, qua đó hỗ trợ nguồn cung cho thị trường...

Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cũng vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế tháng 10 và 10 tháng đầu 2016, với dự báo lạc quan về ổn định trên thị trường ngoại hối. Nguồn cung ngoại tệ hiện đang khá dồi dào, trong khi đó các quốc gia tiếp tục các chương trình kích thích kinh tế và nới lỏng chính sách tiền tệ, cũng như định hướng thận trọng trong các chính sách của FED, thị trường ngoại hối không có áp lực trong các tháng cuối năm.

Xin cảm ơn ông!

Theo Ngọc Quyết thực hiện

Thời báo Ngân hàng

Trở lên trên