MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phân tích thị trường chứng khoán: Bắt đầu từ đâu?

06-06-2011 - 07:00 AM | Doanh nghiệp giới thiệu

Nếu tiếp tục dùng VN-Index để phân tích xu hướng thị trường chung kết quả sẽ không chính xác, các quyết định đầu tư dựa trên phân tích này sẽ gặp rủi ro cao.

Trong giai đọan vừa qua rất nhiều NĐT thua lỗ, một trong những lý do chính là do chỉ tập trung tìm kiếm các cơ hội đầu tư trên thị trường mà không phân tích xu hướng thị trường hoặc không biết cách phân tích xu hướng thị trường chính xác.

Theo thống kê, ¾ cổ phiếu đi theo xu hướng thị trường chung, nghĩa là 75% khả năng NĐT sẽ lựa phải cổ phiếu rớt giá nếu thị trường đang xu hướng giảm.

Do vậy, phân tích xu hướng thị trường và mua vào khi xu hướng thị trường tăng, đối với thị trường giảm thì đứng ngòai hoặc tham gia hạn chế Từ đó, NĐT sẽ có xác suất thành công cao hơn, thay vì chạy theo cơ hội đầu tư lợi nhuận cao mà rủi ro còn cao hơn và cuối cùng là thu lỗ.

Phân tích xu hướng cho thị trường chứng khóan Việt Nam

Hiện nay, có 2 chỉ số thị trường được hầu hết các NĐT dùng để phân tích xu hướng thị trường là VN-Index & HNX-Index. Tuy nhiên, rất ít NĐT hiểu rõ cách vận dụng vào phân tích các chỉ số VN-Index & HNX-Index trong phân tích xu huớng thị trường chung một cách hiệu quả.

Để hiểu rõ & vận dụng hiệu quả phân tích xu hướng thị trường, chúng ta cần có một số kiến thức cơ bản về chỉ số thị trường & cách áp dụng chúng vào trong phân tích.

Chỉ số thị trường thường do Sở giao dịch, các tổ chức nghiên cứu đầu tư xây dựng, như tại Mỹ SGD CK New York (NYSE) có chỉ số NYSE Composite, chỉ số Dow Jones (DJIA) được tạo ra bởi Charles Dow, chỉ số S&P 500 của Công ty Standard & Poor’s…

Để phân tích xu hướng thị trường chính xác NĐT cần chỉ số thị trường có tính đại diện cao, nghĩa là xu hướng của chỉ số phải phản ánh hầu hết xu hướng của các cổ phiếu trên thị trường.

Từ khi thành lập thị trường đến gần đây, VN-Index đã thực hiện tốt vai trò là chỉ số đại diện cho thị trường chứng khóan Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2010 chỉ số VN-Index bị bóp méo không còn phản ánh chính xác xu hướng thị trường chung.

Nếu tiếp tục dùng VN-Index để phân tích xu hướng thị trường chung kết quả sẽ không chính xác, các quyết định đầu tư dựa trên phân tích này sẽ gặp rủi ro cao. Nhận thấy vấn đề này một số NĐT dùng HNX-Index thay thể VN-Index trong phân tích xu hướng. Tuy nhiên, do HNX-Index cấu trúc bởi các cổ phiếu nhỏ nên độ biến động lớn thường làm nhiễu trong phân tích.

Ngòai 2 chỉ số thị trường VN-Index & HNX-Index cũng có nhiều chỉ số thị trường khác của các tổ chức trong và ngòai nước, như SSI 30 index, CBV Index, DC 30 Index, FTSE Vietnam Index, S&P Vietnam 10 index. Nhưng, hầu hết các chỉ số này đều được thiết kế để phục vụ cho đầu tư chỉ số (ETF) hoặc đánh giá hiệu quả của chính tổ chức đó nên không phổ biến cũng như tính đại diện thị trường không được đo lường & công bố.

Gần đây CTY NCĐT Phú Tòan (www.phutoan.com.vn) có giới thiệu ra thị trường chỉ số PhuToan 50 Index phục vụ phân tích xu hướng thị trường chung. Với kết quả đo lường tính đại diện thị trường của PhuToan 50 Index 6 tháng đầu năm 2011 là 85% (VN-Index là 66%).

Do vậy, để phân tích xu hướng thị trường chứng khóan Việt Nam hiện nay NĐT nên phân tích ba chỉ số sau:

1. PhuToan 50 Index – Xác định xu hướng thị trường chung (http://www.phutoan.com.vn/stocktracker/chi-so-1 )

2. VN-Index – Xác định xu hướng của các cổ phiếu vốn hóa lớn (đặc biệt là BVH, CTG, MSN, VIC)

3. HNX-Index – Xác định xu hướng của các cổ phiếu trên sàn HNX & có thể dùng để xác nhận xu hướng của PhuToan 50 Index.

Việc phân tích xu hướng thị trường có thể là phức tạp hoặc đơn giản tùy theo cách của NĐT. Sau đây là một cách đơn giản:

Xu hướng chính: Bước đầu tiên cần xác định xu hướng chính. Được thực hiện bằng phân tích đường xu hướng, MA, đỉnh/đáy. Chừng nào giá còn trên đường xu hướng, MA hoặc đáy cũ thì được xem là xu hướng tăng.

Xác định đáy/ đỉnh thị trường: Ngày tạo đà, ngày phân phối theo phương pháp CANSLIM

Ngưỡng hỗ trợ: Thường được xác định bởi đáy trước. Nếu rớt dưới vùng hỗ trợ là dấu hiệu giảm.

Ngưỡng kháng cự: Thường đựơc xác định bởi đỉnh trước. Nếu vượt trên vùng kháng cự là dấu hiệu tăng.

Động lượng (Momentum): Động lựơng thường được đo bởi các chỉ số dao động (oscillators) như MACD.

Áp lực mua/bán: Phân tích khối lượng, các chỉ số sử dụng khối lượng như CMF.

Tóm lại: Phân tích xu hướng thị trường và đầu tư theo nó sẽ có xác suất thành công cao hơn. Để phân tích xu hướng thị trường chính xác NĐT cần chỉ số thị trường có tính đại diện cao & sử dụng phân tích kỹ thuật để xác định xu hướng.

thanhhuong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên