MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp thép phân chia thị phần ra sao?

23-07-2017 - 09:30 AM | Doanh nghiệp

Tính đến 15/04/2017, lượng nhập khẩu phôi thép và tôn mạ lạnh, mạ kẽm giảm lần lượt 87% và 27% so với cùng kỳ do tác động của thuế chống bán phá giá và thuế tự vệ.

Theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), lượng thép tiêu thụ trong nước 6 tháng đầu năm 2017 đạt 6,9 triệu tấn thép xây dựng, ống thép và tôn mạ, cao hơn 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng trong 6 tháng đầu năm, các thành viên của VSA xuất khẩu 1,3 triệu tấn thép, tăng mạnh 44% so với cùng kỳ. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu thép lên đến 7,5 triệu tấn, thấp hơn so với cùng kỳ 5% về lượng nhưng tăng 22% về giá trị.

Theo số liệu của VSA, tính đến cuối tháng 6/2017, Thép Hòa Phát (HPG) đang dẫn đầu về thị phần thép xây dựng với 27,5%; Thép Pomina đứng thứ hai với 12,5% thị phần; Posco 11,2%; Vinakyoei 9,8%; Tisco 9,1%; 29,9% còn lại thuộc về các doanh nghiệp khác.


Thị phần thép xây dựng năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017. Nguồn: VSA.

Thị phần thép xây dựng năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017. Nguồn: VSA.

HPG cũng dẫn đầu cả về thị trường ống thép với 28,39% thị phần; trong khi đó Hoa Sen Group (HSG) đứng thứ hai với 18,13% thị phần; Thép Minh Ngọc 10,95%%; Seah VN 8,23%; Thép Việt Đức 7,56%.


Thị phần ống thép năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017. Nguồn: VSA.

Thị phần ống thép năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017. Nguồn: VSA.

Về thị phần tôn mạ, HSG đang dẫn đầu với thị phần với 37,64%; Thép Nam Kim (NKG) 14,99%; Đông Á 12,60%; Sunsteel 6,20%; Phương Nam 7,15%.


Thị phần tôn mạ năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017. Nguồn: VSA.

Thị phần tôn mạ năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017. Nguồn: VSA.

Tính đến 15/04/2017, lượng nhập khẩu phôi thép và tôn mạ lạnh, mạ kẽm giảm lần lượt 87% và 27% so với cùng kỳ do tác động của thuế chống bán phá giá và thuế tự vệ. Phòng vệ thương mại đã mang lại lợi thế nhất định cho các DN thép trong nước sau thời gian phải chịu sức ép từ việc thép Trung Quốc được bán phá giá. Các doanh nghiệp thép trong nước như là những doanh nghiệp được hưởng lợi từ chính sách này.

Tuy nhiên, bên cạnh việc hưởng lợi từ chính sách phòng vệ thương mại trong nước cũng như ở các thị trường lớn như Mỹ và Ấn Độ khi các quốc gia này đưa ra chính sách phòng vệ thương mại đối với thép Trung Quốc phá giá, các doanh nghiệp thép Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những vụ kiện chóng bán phá giá ở nước ngoài. Hiện tại, thép Việt Nam đang chịu thuế phòng vệ thương mại từ một số thị trường truyền thống, hầu hết trong khu vực ASEAN như Indonesia, Malaysia, và Thái Lan.

Theo Hiền Anh

Infonet

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên