MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Công ty đầu tư ACB Hà Nội đã bán số cổ phiếu bị thế chấp cho Tập đoàn Hòa Phát

24-09-2012 - 09:38 AM | Doanh nghiệp

Hòa Phát đang chờ cơ quan có thẩm quyền làm rõ và tiến hành các công việc để bảo vệ quyền lợi của Công ty và cổ đông.

Theo thông tin từ Tập đoàn Hòa Phát (HPG), trước thông tin từ một số nhà đầu tư và một số báo chí về việc Tập đoàn Hòa Phát có là bên nhận chuyển nhượng cổ phần đã bị thế chấp của Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội hay không, đại diện Tập đoàn Hòa Phát, bà Nguyễn Thị Thảo Nguyên – Phó Tổng Giám đốc xin thông báo như sau:

Với mục đích nhằm tăng sở hữu tại các công ty sản xuất thép thuộc Tập đoàn, một Công ty con của Tập đoàn Hòa Phát đã ký Hợp đồng nhận chuyển nhượng cổ phần của Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội nắm giữ tại Công ty CP Thép Hòa Phát. Giao dịch nhận chuyển nhượng 20 triệu cổ phần đã hoàn thành và thanh toán đầy đủ, tổng số tiền là 264 tỷ đồng.

Gần đây, qua các kênh thông tin, Hòa Phát được biết số cổ phần này đã bị thế chấp tại Ngân hàng ACB trước khi chuyển nhượng cho công ty con của Tập đoàn Hòa Phát.
 
Hòa Phát đang chờ cơ quan có thẩm quyền làm rõ và tiến hành các công việc để bảo vệ quyền lợi của Công ty và cổ đông.
 
------------------------------------------------
 
Trong BCTC hợp nhất soát xét quý II/2012, HPG cho biết vào ngày 31/5 tập đoàn này đã nhận chuyển nhượng thêm 10% vốn cổ phần của CTCP Thép Hòa Phát - một công ty con - để tăng tỷ lệ sở hữu lên 95%.

CTCP Thép Hòa Phát có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng và được sở hữu 85% bởi tập đoàn Hòa Phát từ khi thành lập năm 2007. Công ty này hiện chiếm hơn 50% sản lượng thép của HPG hiện nay.

Những thông tin mới đây trong vụ án của bầu Kiên cho biết ông này bị khởi tố bổ sung tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” do đã dùng hàng chục triệu cổ phần đã thế chấp cho ACB rồi lại bán cho một công ty thép trị giá hàng trăm tỷ đồng.

Trong bản tin tư vấn gửi nhà đầu tư nước ngoài sáng 21/9, SSI cho biết HPG đã mua lại số cổ phần này từ một trong các công ty của bầu Kiên, với giá trị 264 tỷ đồng.

SSI nhận định việc mua cổ phần đang trong tình trạng bị thế chấp có thể khiến họ phải đối mặt với rủi ro lớn khi tài sản thế chấp này không được bên cho vay (trong trường hợp này là ACB) giải tỏa. Điều kiện giải tỏa là ngân hàng phải nhận lại được khoản tiền đã cho vay ra, bao gồm cả gốc và lãi.

SSI cũng cho biết, nếu số cổ phần này không được ACB giải tỏa, HPG có thể phải ghi nhận một khoản dự phòng đầu tư dài hạn. Đây có thể là một rủi ro lớn với HPG vì giá trị của giao dịch này (246 tỷ đồng) tương đương với khoảng 25% lợi nhuận của HPG trong năm nay.

Bản tin tư vấn của SSI

An Huy

tuannd

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên