MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

CTCP Thủy sản Ba: Hàng tồn kho luân chuyển trên 20 vòng/năm

23-12-2012 - 08:38 AM | Doanh nghiệp

Đây là một con số đáng kinh ngạc không chỉ đối với doanh nghiệp thủy sản mà còn với hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác.

CTCP Thủy sản Ba trực thuộc Tổng công ty Thủy sản Việt Nam (Seaprodex). Vốn điều lệ của công ty 33 tỷ đồng trong đó Nhà nước nắm giữ trên 209 nghìn cổ phần, tương đương 6,35% vốn điều lệ công ty. 10/1/2013, Thủy sản Ba sẽ tổ chức bán đấu giá toàn bộ 209.613 cổ phần nhà nước tại công ty cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các tổ chức tài chính trung gian nhận ủy thác đầu tư. CafeF xin giới thiệu vài nét cơ bản về doanh nghiệp này.

6 cổ đông lớn nắm giữ 95,2% vốn điều lệ

Tính đến ngày 20/10/2012, Thủy sản Ba có 6 cổ đông lớn. Seaprodex là một trong hai cổ đông lớn nắm giữ ít cổ phần nhất với tỷ lệ xung quanh 6%. Các cổ đông còn lại đều là các cá nhân, trong đó có 1 thành viên HĐQT đồng thời là Phó TGĐ nắm giữ gần 18% vốn điều lệ. Cổ đông lớn nhất là ông Lê Văn Lợi với 37,44% vốn điều lệ không giữ bất kỳ chức vụ chủ chốt nào của công ty.

Hầu như không vay nợ

Năm 2012 là một năm khó khăn đối với các doanh nghiệp thủy sản. Theo thông tin từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Vasep, có tới 30% doanh nghiệp thủy sản phải hoạt động cầm chừng, 10-20% có nguy cơ đóng cửa do khó tìm đầu ra cho sản phẩm. Trước tình hình đó, Thủy sản Ba đã xác định tạm dừng hoạt động kinh doanh thủy hải sản từ đầu năm 2012 và chuyển hướng sang hoạt động cho thuê nhà xưởng, kho bãi và đầu tư tài chính ngắn hạn.

Quan sát các chỉ số tài chính của Thủy sản Ba những năm gần đây, có thể nhận thấy cơ cấu vốn của công ty khá “lành mạnh” với trên 90% tài sản được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Điều này giúp công ty có thể chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh, cũng như “đỡ” được khoản chi phí tài chính vốn đang làm đau đầu không ít doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà cơ cấu cũng như quy mô tài sản, vốn của công ty không có nhiều biến chuyển trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, doanh thu của Thủy sản Ba đang có xu hướng giảm dần qua các năm. 6 tháng đầu năm 2012, công ty báo lỗ 35 triệu đồng.

Tổng tài sản, Vốn chủ sở hữu và Tổng doanh thu của công ty qua các năm (đơn vị: tỷ đồng)

Vòng quay hàng tồn kho “khủng”

So với các doanh nghiệp trong ngành, Thủy sản Ba có chỉ số vòng quay hàng tồn kho “cao chót vót” với trên 20 vòng/năm. Có thể hình dung đơn giản, trong 1 năm, một đơn vị hàng tồn kho của công ty quay vòng được trên 20 lần. Thử tính toán đơn giản vòng quay hàng tồn kho năm 2011 của một số công ty thủy sản khác, có thể thấy được con số này lớn đến thế nào:

Thông thường, chỉ số vòng quay hàng tồn kho cao cho ta thấy hoạt động hiệu quả của một doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn hàng tồn kho là nhiều vấn đề đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ số cao bất thường có thể cho thấy công ty "không kịp" tích trữ hàng hóa để sản xuất kinh doanh. Có một nghịch lý là mặc dù vòng quay hàng tồn kho cao, hiệu quả kinh doanh của công ty thể hiện qua doanh thu, lợi nhuận lại có xu hướng giảm trong vài năm trở lại đây.

Về tình hình chi trả cổ tức, công ty cho biết do kết quả kinh doanh hạn chế, những năm gần đây mức chi trả cổ tức của công ty chỉ đạt 6%/năm.

Theo quy định về đối tượng tham gia đấu giá lần này, khối lượng đăng ký mua tối thiểu của mỗi nhà đầu tư là 209.613 cổ phần với giá khởi điểm 10.500 đồng/cổ phần. Có nghĩa là, mỗi nhà đầu tư sẽ phải đăng ký trọn gói toàn bộ khối lượng cổ phần được chào bán, với số tiền chi ra tối thiểu 2,2 tỷ đồng. 

Tính sơ bộ với tỷ lệ chi trả cổ tức 6%/năm, nhà đầu tư thắng cuộc trong phiên đấu giá sẽ được nhận gần 126 triệu đồng cổ tức hàng năm. 

Công bố thông tin

Quy chế bán đấu giá

Minh Thư

thunm

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên