MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cuối 2010, các Tập đoàn nhà nước đầu tư tài chính hơn 37.700 tỷ đồng

18-07-2012 - 13:43 PM | Doanh nghiệp

Kiểm toán nhà nước lưu ý đến khoản lỗ của các đơn vị đầu tư vào các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư và mua bán chứng khoán trên sàn giao dịch.

Sáng nay (ngày 17/7/2012) Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đang tổ chức họp báo công bố báo cáo kiểm toán năm 2011.

Theo KTNN, Tổng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn đến ngày 31/12/2010 tại 21 tập đoàn/ tổng công ty là 37.735 tỷ đồng (Đầu tư ngắn hạn là 11.956 tỷ đồng, đầu tư dài hạn là 25.779 tỷ đồng) bằng 6,46% tổng tài sản.

Mặc dù tỷ lệ đầu tư tài chính so với tổng tài sản, vốn điều lệ của các doanh nghiệp không lớn nhưng đa số các tổng công ty/tập đoàn đều có hoạt động đầu tư ngoài ngành. Công ty mẹ - Tổng công ty Vinanlines là 672 tỷ dồng, bằng 10,37% vốn điều lệ; Công ty mẹ - Tổng công ty TKV là 1.828,8 tỷ đồng (không bao gồm điện, năng lượng (bằng 12,9% vốn điều lệ); công ty mẹ - Tập đoàn EVN 4.551,4 tỷ đồng (bằng 4,13% vốn điều lệ); Tổng công ty VICEM 634,9 tỷ đồng (bằng 5,27% vốn điều lệ) … Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản và quỹ đầu tư nên đã phần nào ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh chính.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp do kinh nghiệm quản trị kém và ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên hoạt động đầu tư hiệu quả thấp, bị thua lỗ.

Điển hình, Tập đoàn TKV tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư vào TC, CK, BĐS là 7,94%, cơ khí – đóng tàu là 4,61%, lĩnh vực khác là 0,41%; Tập đoàn EVN tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư vào TC, CK, BĐS là 7,83%, hoạt động viễn thông lỗ 1.057,7 tỷ đồng (chưa bao gồm 1.026 tỷ đồng thiết bị đầu cuối chưa được phân bổ từ năm 2006 – 2008); Tổng công ty VICEM tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư vào tài chính là 12,51%; Tổng công ty Vinalines tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư vào TC, CK là 8,63%, hoạt động đóng tàu, BĐS chưa thu được lợi nhuận mặc dù đầu tư đã lâu.

KTNN lưu ý đến khoản lỗ của các đơn vị đầu tư vào các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư và mua bán chứng khoán trên sàn giao dịch. Điển hình như Công ty mẹ - Tập đoàn TKV, Công ty mẹ - Tập đoàn HUD góp vốn vào Quỹ đầu tư Việt Nam 48 tỷ đồng và 72 tỷ đồng chưa nhận được cổ tức; Công ty mẹ - Tổng công ty Rượu – Bia – Nước giải khát Sài Gòn dự phòng đầu tư tài chính đến 31/12/2010 là 608 tỷ đồng, trong đó tổn thât do đầu tư cổ phiếu là 359, 97 tỷ đồng

Khánh Linh

thanhhuong

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên