MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

ĐHCĐ CTCP Đường sắt phía Nam: Công ty đầu tiên của ngành đường sắt cổ phần hóa

10-04-2014 - 16:47 PM | Doanh nghiệp

Năm 2014, công ty thực hiện ký quỹ để ký hợp đồng thuê đoàn tàu chuyên tuyến dài hạn với công ty Vận tải hàng hóa đường sắt. Năm 2015, công ty dự kiến mua mới một đoàn tàu 17 toa trị giá 20 tỷ

Ngày 10/04/2014, CTCP Đường sắt phía Nam tổ chức Đại hội cổ đông lần thứ nhất.

Đây là công ty vận tải đường sắt đầu tiên của Việt Nam được cổ phần hóa.

CTCP Đường sắt phía Nam – vốn điều lệ 30 tỷ, được thành lập bởi các thành viên chính là CTCP dịch vụ Đường sắt Khu vực 1, ông Trần Quốc Việt (đang giữ chức chủ tịch HĐQT), Công ty TNHH Xây dựng và Vận tải Phú Việt Hồng. Ngành kinh doanh chính là dịch vụ vận tải hàng hóa đường sắt, đường bộ, đường biển, kinh doanh kho bãi…

Lộ trình niêm yết

Theo lộ trình đại chúng và niêm yết, tháng 12/2013, công ty hoàn thiện tái cấu trúc với việc góp vốn và chuyển nhượng vốn góp. Tháng 01/2014 chuyển đổi thành công ty cổ phần và tháng 03/2014 trở thành công ty đại chúng.

Kế hoạch lợi nhuận ròng 2014 tăng 5 lần so với năm 2013

Theo báo cáo tại đại hội, cơ sở hạ tầng cho hoạt động kho bãi của công ty bao gồm  khu kho bia tại ga Sóng thần với diện tích 5.810 m2; khu bãi độ tập trung tại ga Sóng thần với diện tích khoảng 480m2.

Các phương tiện vận tải phục vụ cho hoạt động này gồm 20 xe trọng tải 7 tấn và 11 tấn, xe cẩu 45 tấn, 60 rơ-mooc sử dụng vận chuyển container 20 & 40 feet, 28 container lọa 20’ và 40’.

Hiện tại, thị phần tình theo doanh thu của công ty đường sắt phía nam trong toàn ngành đường sắt là 20%. Công ty đã đề ra kế hoạch kinh doanh cho những năm tới với kế hoạch ban đầu cho năm 2014 là 10 tỷ đồng – tăng hơn 8 lần so với năm 2013.

Kế hoạch này được xây dựng dựa trên các hợp đồng chính như sau:

- CTCP vận tải và giao nhận Bia Sài gòn (giá trị ước tính 100 tỷ)

- Vinamilk (giá trị ước tính 100 tỷ)

- Công ty TNHH Trung Chính (giá trị ước tính 50 tỷ)

- Công ty TNHH Nestle Việt Nam (giá trị ước tính 20 tỷ)

- CTCP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao (giá trị ước tính 10 tỷ)

- Công ty TNHH Saigon Ve Wong (giá trị ước tính 10 tỷ)

- Công ty TNHH một thành viên TMDV Giao nhận vận tải Anh Tài (giá trị ước tính 6 tỷ)

- Công ty TNHH DVGN XNK Hưng Thịnh Việt Nam (giá trị ước tính 6 tỷ)

- CTCP DVTMVT Lộc Phú (giá trị ước tính 3 tỷ)

- Liên hiệp HTX TM Tp.HCM (giá trị ước tính 3 tỷ)

Tuy nhiên, ông Nguyễn Phú Hân – thành viên HĐQT trong báo cáo về kết quả SXKD của công ty cho biết, theo nghị quyết HĐQT tại cuộc họp lần thứ nhất vào ngày 20/03/2014, chỉ tiêu HĐQT đưa ra cho năm 2014 là 9 tỷ lợi nhuận ròng. Do công ty mới có quyết định chuyển đổi thành CTCP đường sắt phía nam vào ngày 19/02/2014 và quý I/2014, việc thực hiện không đạt hiệu quả như mong muốn do thời gian chạy tàu hàng chuyên tuyến trùng vào dịp Tết nguyên đán, nên ban lãnh đạo đề nghị điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận ròng là 6 tỷ.

Theo phương án kinh doanh 9 tháng cuối năm 2014, kế hoạch lợi nhuận thuần trong quý 2, quý 3, quý 4 lần lượt là 1,5 tỷ; 1,8 tỷ và 2,7 tỷ.

Kế hoạch đầu tư

Theo kế hoạch đầu tư, năm 2014, công ty sẽ thực hiện ký quỹ để ký hợp đồng thuê đoàn tàu chuyên tuyến dài hạn (có thể là 5 - 10 năm) với công ty Vận tải hàng hóa đường sắt. Năm 2015, công ty dự kiến mua mới một đoàn tàu 17 toa trị giá 20 tỷ bằng nguồn vốn của doanh nghiệp. Năm 2016, công ty sẽ đầu tư tiếp 1 đoàn tàu 17 toa nữa để tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển mỗi chuyến tàu.

Ông Trần Quốc Việt – chủ tịch HĐQT cho biết công ty sẽ không làm việc theo cách thức cũ, tức là thuê từng toa riêng lẻ mà thuê nguyên một đoàn tàu 17 toa chạy cố định hành trình, trong hợp đồng sẽ ký thưởng phạt nếu không chạy không đúng giờ. Ông Việt cũng nói thêm, sẽ phát triển chuyến tàu này theo hướng mua thẳng chuyến Hà Nội – Sài Gòn chứ không tách ra thành chuyến nhỏ lẻ nữa, đảm bảo hàng hóa vận chuyển hài hòa và ổn định hơn trong tuần.

“Chúng tôi sẽ trở thành 1 công ty vận tải đường sắt tư nhân, tiến tới mua cả đoàn tàu toa xe để chạy. Những năm tới chưa mua được đầu tàu nhưng mục tiêu sau này cũng phải là mua được đầu tàu”.

Theo ông Việt, những kế hoạch doanh thu, lợi nhuận mà công ty đặt ra hoàn toàn có cơ sở vì hiện nay toa xe đường sắt rất cũ, tải trọng nhỏ, đồng thời với tác phong quản lý cũ của ngành đường sắt thì tiềm năng của ngành này vẫn chưa được khai thác hết. Trong tương lai, với việc đầu tư toa xe mới, tải trọng chở hàng của công ty sẽ tăng lên rất nhiều. Việc thay đổi loại hình doanh nghiệp cũng sẽ buộc công ty phải thay đổi cách thức kinh doanh bởi vì theo Luật đường sắt, với doanh nghiệp ngoài nhà nước thực hiện khai thác tuyến đường sắt, nhà nước chỉ thu 7% tiền cước cho chi phí hạ tầng, 8% cho chi phí điều hành, chưa có đầu máy thì trả thêm 56% tiền đầu máy, còn lại thuộc về chủ tàu.

Kết thúc đại hội, cổ đông đã đã nhất trí thông qua danh sách thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2014 – 2018 bao gồm:

- Ông Trần Quốc Việt:

- Hoàng Quốc Tùng

- Trương Duy Thắng

- Lương Thị Thúy Hiền

- Phạm Hữu Lương

Đồng thời biểu quyết thông qua:

- Kế hoạch kinh doanh 9 tháng cuối năm 2014 và Phương hướng SXKD đến năm 2016

- Phương án thù lao cho HĐQT và BKS

- ủy quyền cho HĐQT lựa chọn đơn vị kiểm toán 2014

- Phương án niêm yết cổ phiếu DPN giai đoạn 2014, 2015

- Sửa đổi điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty

- Sửa đổi quy chế quản trị của công ty

Hải Minh

trangntm

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên