MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

EVN sẽ “cai” chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm

22-06-2012 - 14:29 PM | Doanh nghiệp

Số nợ phải trả (hợp nhất) năm 2010 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là hơn 239 nghìn tỷ đồng.

Hệ số nợ phải trả/vốn điều lệ của EVN đến 31/12/2010 là 2,44 lần, và được đánh giá là “vẫn đảm bảo trong khung an toàn theo quy định hiện hành”.

Năm 2010, tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất toàn EVN là âm 9.064,369 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 5.978,54 tỷ đồng.

Đó là những thông tin đáng chú ý trích từ báo cáo chuyên đề tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mà VnEconomy đang có. Báo cáo cho biết, tiến tới cân bằng tài chính bền vững, phấn đấu kinh doanh có lợi nhuận được xác định là một mục tiêu của quá trình tái cơ cấu tập đoàn này.

Vừa làm kinh doanh, vừa làm công ích

Những vấn đề, vướng mắc lớn hiện nay của tập đoàn cũng được EVN trần tình tại báo cáo.

Đó là, giữ vai trò chính đảm bảo cung cấp điện cho đất nước nhưng EVN chỉ chủ động trong sản xuất và đầu tư điện khoảng trên 40% so với tổng nhu cầu, trong khi cơ chế quản lý hiện nay chưa có đủ chế tài đủ mạnh đẻ kiểm soát tiến độ của các nhà đầu tư nguồn điện ngoài tập đoàn.

Cạnh đó, hiện nay tình hình tài chính của tập đoàn chưa cân bằng, chưa khắc phục được tình trạng lỗ sản xuất kinh doanh điện của các năm 2010 - 2011.

Vướng mắc nữa là thu nhập của người lao động chưa hấp dẫn so với nhiều ngành khác trong xã hội dẫn tới nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng tốt.

Tập đoàn vừa làm nhiệm vụ kinh doanh, vừa làm nhiệm vụ công ích của doanh nghiệp nhà nước, cơ chế quản lý hiện nay chưa cho phép hạch toán rõ ràng giữa hai nhiệm vụ, EVN “than thở”.

Khối lượng đầu tư nguồn và lưới điện mà Chính phủ giao cho tập đoàn đảm nhận trong quy hoạch điện 7 đòi hỏi nhu cầu vốn quá lớn so với khả năng tự cân đối, theo EVN cũng là vấn đề rất lớn.

Bởi, nhu cầu vốn đầu tư tập đoàn giai đoạn 2011 - 2015 là 501.470 tỷ đồng, gấp 2,45 lần so với tổng đầu tư giai đoạn 2006 - 2010. Mà hiện nay tập đoàn mới tính toán, cân đối được khoảng 315,224 tỷ đồng (khoảng 62,85% tổng nhu cầu) còn khoảng 186.245 tỷ đồng chưa thu xếp được.

Sẽ “cai” chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm

Không gây xáo trộn lớn trong cung ứng điện cho nền kinh tế quốc dân, không ảnh hưởng xấu đến các khách hàng và đối tác, không tăng thêm các chi phí và giảm thiểu phát sinh các đầu mối quản lý trung gian, EVN cho biết đó là quan điểm tái cơ cấu.

Tập đoàn cũng nêu rõ định hướng 3 lĩnh vực chính, xuyên suốt trong quá trình thực hiện tái cơ cấu giai đoạn 2011 - 2015.

Cụ thể, về ngành nghề kinh doanh, sẽ không giam gia đầu tư kinh doanh trong các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm. “EVN sẽ thực hiện việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn đã đầu tư khoảng 1.102 tỷ đồng trong các lĩnh vực này, đảm bảo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện từ nay đến năm 2015”.

Với định hướng tái cơ cấu về sở hữu, tập đoàn cho biết sẽ đàm phán để tiếp tục bán bớt cổ phần tại một số công ty cổ phần phát điện hoặc cả nhà máy điện mà nhà nước không cần tiếp tục nắm giữ.

Đồng thời, xin phép Chính phủ cho bán cổ phần đã góp tại 8 công ty cổ phần phát điện với giá trị dự kiến khoảng 4.502 tỷ đồng, bổ sung vốn để tiếp tục đầu tư cho các dự án nguồn điện mới.

Tái cơ cấu về tổ chức, EVN cho hay sẽ tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ tại các công ty con, gồm: Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, EVN và năm tổng công ty điện lực (miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Hà Nội và Tp.HCM).

Với 9 công ty hoạt động trong các lĩnh vực liên quan mật thiết đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, EVN sẽ chỉ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc quyền chi phối. Tập đoàn này cũng sẽ thành lập ba tổng công ty phát điện để chuẩn bị cho thị trường phát điện cạnh tranh đi vào hoạt động trong năm 2012.

Một trong những giải pháp đáng chú ý được nêu tại báo cáo là tập đoàn này sẽ tăng cường công tác quan hệ cộng đồng, đổi mới về nội dung, hình thức các hoạt động để xây dựng hình ảnh, thương hiệu EVN trở nên tin cậy, thân thiện trong lòng công chúng.

Trong đó, có việc “chủ động phối hợp, hợp tác với các cơ quan báo chí, tranh thủ các cơ hội tiếp xúc với các cơ quan quản lý, các tổ chức đoàn thể xã hội để báo cáo, cung cấp thông tin, giải thích để đông đảo các tầng lớp nhân dân ngày càng hiểu rõ hơn về tập đoàn”.Hệ số nợ phải trả/vốn điều lệ của EVN đến 31/12/2010 là 2,44 lần, và được đánh giá là “vẫn đảm bảo trong khung an toàn theo quy định hiện hành”.

Năm 2010, tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất toàn EVN là âm 9.064,369 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 5.978,54 tỷ đồng.

Đó là những thông tin đáng chú ý trích từ báo cáo chuyên đề tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mà VnEconomy đang có. Báo cáo cho biết, tiến tới cân bằng tài chính bền vững, phấn đấu kinh doanh có lợi nhuận được xác định là một mục tiêu của quá trình tái cơ cấu tập đoàn này.

Vừa làm kinh doanh, vừa làm công ích

Những vấn đề, vướng mắc lớn hiện nay của tập đoàn cũng được EVN trần tình tại báo cáo.

Đó là, giữ vai trò chính đảm bảo cung cấp điện cho đất nước nhưng EVN chỉ chủ động trong sản xuất và đầu tư điện khoảng trên 40% so với tổng nhu cầu, trong khi cơ chế quản lý hiện nay chưa có đủ chế tài đủ mạnh đẻ kiểm soát tiến độ của các nhà đầu tư nguồn điện ngoài tập đoàn.

Cạnh đó, hiện nay tình hình tài chính của tập đoàn chưa cân bằng, chưa khắc phục được tình trạng lỗ sản xuất kinh doanh điện của các năm 2010 - 2011.

Vướng mắc nữa là thu nhập của người lao động chưa hấp dẫn so với nhiều ngành khác trong xã hội dẫn tới nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng tốt.

Tập đoàn vừa làm nhiệm vụ kinh doanh, vừa làm nhiệm vụ công ích của doanh nghiệp nhà nước, cơ chế quản lý hiện nay chưa cho phép hạch toán rõ ràng giữa hai nhiệm vụ, EVN “than thở”.

Khối lượng đầu tư nguồn và lưới điện mà Chính phủ giao cho tập đoàn đảm nhận trong quy hoạch điện 7 đòi hỏi nhu cầu vốn quá lớn so với khả năng tự cân đối, theo EVN cũng là vấn đề rất lớn.

Bởi, nhu cầu vốn đầu tư tập đoàn giai đoạn 2011 - 2015 là 501.470 tỷ đồng, gấp 2,45 lần so với tổng đầu tư giai đoạn 2006 - 2010. Mà hiện nay tập đoàn mới tính toán, cân đối được khoảng 315,224 tỷ đồng (khoảng 62,85% tổng nhu cầu) còn khoảng 186.245 tỷ đồng chưa thu xếp được.

Sẽ “cai” chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm

Không gây xáo trộn lớn trong cung ứng điện cho nền kinh tế quốc dân, không ảnh hưởng xấu đến các khách hàng và đối tác, không tăng thêm các chi phí và giảm thiểu phát sinh các đầu mối quản lý trung gian, EVN cho biết đó là quan điểm tái cơ cấu.

Tập đoàn cũng nêu rõ định hướng 3 lĩnh vực chính, xuyên suốt trong quá trình thực hiện tái cơ cấu giai đoạn 2011 - 2015.

Cụ thể, về ngành nghề kinh doanh, sẽ không giam gia đầu tư kinh doanh trong các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm. “EVN sẽ thực hiện việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn đã đầu tư khoảng 1.102 tỷ đồng trong các lĩnh vực này, đảm bảo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện từ nay đến năm 2015”.

Với định hướng tái cơ cấu về sở hữu, tập đoàn cho biết sẽ đàm phán để tiếp tục bán bớt cổ phần tại một số công ty cổ phần phát điện hoặc cả nhà máy điện mà nhà nước không cần tiếp tục nắm giữ.

Đồng thời, xin phép Chính phủ cho bán cổ phần đã góp tại 8 công ty cổ phần phát điện với giá trị dự kiến khoảng 4.502 tỷ đồng, bổ sung vốn để tiếp tục đầu tư cho các dự án nguồn điện mới.

Tái cơ cấu về tổ chức, EVN cho hay sẽ tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ tại các công ty con, gồm: Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, EVN và năm tổng công ty điện lực (miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Hà Nội và Tp.HCM).

Với 9 công ty hoạt động trong các lĩnh vực liên quan mật thiết đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, EVN sẽ chỉ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc quyền chi phối. Tập đoàn này cũng sẽ thành lập ba tổng công ty phát điện để chuẩn bị cho thị trường phát điện cạnh tranh đi vào hoạt động trong năm 2012.

Một trong những giải pháp đáng chú ý được nêu tại báo cáo là tập đoàn này sẽ tăng cường công tác quan hệ cộng đồng, đổi mới về nội dung, hình thức các hoạt động để xây dựng hình ảnh, thương hiệu EVN trở nên tin cậy, thân thiện trong lòng công chúng.

Trong đó, có việc “chủ động phối hợp, hợp tác với các cơ quan báo chí, tranh thủ các cơ hội tiếp xúc với các cơ quan quản lý, các tổ chức đoàn thể xã hội để báo cáo, cung cấp thông tin, giải thích để đông đảo các tầng lớp nhân dân ngày càng hiểu rõ hơn về tập đoàn”.
Theo Nguyên Thảo
VnEconomy

cucpth

Trở lên trên