MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hơn 76 tỉ đồng của PVCOM thất thoát do đâu? (Kỳ 3)

21-04-2011 - 13:15 PM | Doanh nghiệp

Đơn vị đã vi phạm công tác quản lý chi phí, sử dụng hoá đơn: hạch toán chi phí đầu tư thực hiện khống vượt quá giá trị nghiệm thu.

Tại kết luận kiểm toán của mình Công ty TNHH kiểm toán Thủ đô khẳng định, Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của PVCOM đã có nhiều sai phạm dẫn đến việc làm thất thoát hơn 76 tỉ đồng tại Khu công nghiệp Hoàng Mai (Quỳnh Lưu - Nghệ An).

Không chỉ "luận tội" các sai phạm trong vấn đề xây lắp Dự án "Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Hoàng Mai", tại Kết luận của kiểm toán số 17/CACC/CT ngày 16/2/2011, phía Công ty TNHH kiểm toán tư vấn Thủ đô tiếp tục chỉ ra các sai phạm nghiêm trọng về vấn đề tài chính tại dự án này của ban lãnh đạo PVCOM cũ.

Thứ nhất: Đơn vị đã vi phạm công tác quản lý chi phí, sử dụng hoá đơn: hạch toán chi phí đầu tư thực hiện khống vượt quá giá trị nghiệm thu. Ví dụ:

Tại hợp đồng số 22A/01/2010 thi công Kênh thoát nước số 03 và nạo vét kênh nhà Lê; theo hồ sơ nghiệm thu thanh toán ngày 30/08/2010 thì giá trị nghiệm thu là 4,69 tỉ đồng; công ty VIP chấp nhận thanh toán 70% là 3,281 tỉ đồng; tuy nhiên PVNC (Công ty cổ phần xây dựng dầu khí Nghệ An) đã xuất hoá đơn là 5 tỉ đồng; vượt giá trị là 1,71 tỉ đồng.

Tại hợp đồng số 24/06/2009-HĐKT-BDA ngày thi công hành rào khu công nghiệp gói 1; theo hồ sơ nghiệp thu thanh toán đợt 1+2 giá trị nghiệm thu là 844,5 triệu đồng; tuy nhiên PVNC đã xuất hoá đơn là 1,07 tỉ đồng; vượt giá trị 226 triệu đồng.

Tại hợp đồng 26/06/2009 ngày 16/6/2009 thi công hạng mục hệ thống cấp nước khu công nghiệp Hoàng Mai; giá trị hồ sơ thanh toán 45 tỉ đồng; PVCN đã xuất hoá đơn là 51,7 tỉ; vượt giá trị 6,679 tỉ đồng...

Trách nhiệm những sai phạm này thuộc về đồng chí Tổng giám đốc và đồng chí Kế toán trưởng của V.I.P (Công ty cổ phần đầu tư dầu khí VIP Việt Nam-PVCOM) đã kiểm tra khối lượng nghiệm thu thanh toán so với hoá đơn.

Thứ hai: Đơn vị đã vi phạm nghiêm trọng công tác quản lí chi tiền đền bù tại khu công nghiệp Hoàng Mai. Ví dụ:

Tại quyết định số 807/QĐ-UBND ngày 26/04/2010 phê duyệt phương án chi tiết giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Hoàng Mai (đợt 30); tổng giá trị bồi thường là 3,927 tỉ đồng (số tiền này đơn vị giải thích đã chi tiền đền bù hết trong năm 2009); trong khi đó Quyết định phê duyệt phương án giá trị bồi thường số 807/QĐ-UBND ký ngày 26/04/2010. Như vậy, đơn vị chi bồi thường trước khi có quyết định phê duyệt phương án chi tiết bồi thường.

Tại quyết định số 810/QĐ-UBND ngày 26/04/2010 phê duyệt phương án chi tiết giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Hoàng Mai (đợt 33); tổng giá trị bồi thường là 1,866 tỉ đồng; phiếu chi ngày 09/07/2010 chi 348 triệu đồng; số tiền còn lại chưa đền bù là 1,518 tỉ (số tiền còn lại đơn vị giải thích là đã chi tiền đền bù hết trong năm 2009); trong khi đó Quyết định phê duyệt phương án chi tiết giá trị bồi thường 810/QĐ-UBND ký ngày 26/04/2010. Như vậy, đơn vị chi bồi thường trước khi có quyết định phê duyệt phương án chi tiết bồi thường.

Trách nhiệm thuộc về đồng chí Tổng giám đốc và đồng chí Kế toán trưởng của V.I.P đã sử dụng không đúng mục đích tiền ngân sách nhà nước, vi phạm nghiêm trọng công tác quản lí chi phí sử dụng tiền


Thứ ba: Đơn vị đã vi phạm nghiêm trọng công tác tài chính, lập hồ sơ chi tiền sai quy định. Ví dụ như: mỏ đất Đồi Chanh chưa được cấp có thẩm quyền cấp phép cho khai thác nhưng đơn vị đã tiến hành các thủ tục đền bù; làm đường vào mỏ; hồ sơ đền bù không đúng trình tự, vi phạm tính chính xác...
Thứ tư: Đơn vị đã vi phạm nghiêm trọng công tác hạch toán kế toán: xác định giá trị lợi thế thương mại là tài sản cố định, hạch toán tăng giá trị đầu tư của lợi thế thương mại trong điều kiện công ty hoạt động bình thường.

Thứ năm: Đơn vị đã hach toán quá công nợ phải trả: xác định quá giá trị công nợ phải trả do ghi nhận chi phí vượt thực tế.

Trao đổi với PV về kết luận của Công ty TNHH kiểm toán tư vấn Thủ đô, ông Phạm Trần Lê - Tổng giám đốc mới của PVCOM có cùng quan điểm với Chủ tịch HĐQT PVCOM là ông Lê Đức Doanh khi ông Lê cho rằng, hiện chưa thể khẳng định sai phạm của ban lãnh đạo PVCOM cũ mà phải chờ vào kết luận của cơ quan điều tra. Tuy nhiên đây là một kết luận có đầy đủ tích chất pháp lý.
(còn tiếp)

Theo Hà Vy

Tamnhin.net

thanhhuong

Trở lên trên