MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

MSN: Lợi nhuận ròng năm 2010 đạt 2.996 tỷ đồng

27-01-2011 - 09:27 AM | Doanh nghiệp

Tuy nhiên, theo báo tài chính pro forma, lợi nhuận ròng năm 2010 của Masan giảm xuống còn 1.862 tỷ đồng.

CTCP Tập đoàn Masan (mã: MSN) công bố kết quả kinh doanh Q4 và lũy kế cả năm 2010.

Bên cạnh kết quả kinh doanh thông thường, MSN còn cung cấp kết quả kinh doanh giả định (pro forma).

Số liệu tài chính pro forma phản ánh một cách chính xác hơn kết quả hoạt động kinh doanh của Tập Đoàn Masan vì có tính đến những yếu tố sau:

- Giả định rằng cấu trúc hiện hữu của Tập Đoàn Ma San (“Ma San”) đã được hình thành từ góc độ của Cổ Đông Kiểm Soát từ năm 2009.

- Tập Đoàn Ma San hiện tại đang sở hữu trực tiếp 70,6% và gián tiếp 16,0% cổ phần của CTCP Thực Phẩm Ma San thông qua một hợp đồng tương lai để mua lại các SPV sở hữu tổng cộng 16,0% cổ phần trong CTCP Thực Phẩm Ma San;

- Vào ngày 2 Tháng 12 Năm 2010, Techcombank đã chào bán thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi thông qua việc phát hành quyền chọn mua cho các cổ đông hiện hữu. MaSan đã đăng kí mua theo quyền chọn của mình và đồng thời mua thêm từ thị trường tự do.

Công cụ tài chính này không phải là vốn góp cổ phần nhưng nó sẽ giúp Ma San tăng sở hữu lợi ích kinh tế trong Techcombank lên thêm 11,0%. Cộng phần gia tăng trong sở hữu lợi ích kinh tế kể trên với 19,99% sở hữu trực tiếp của Ma San trong Techcombank, tổng sở hữu lợi ích kinh tế của Ma San trong Techcombank sẽ là 31,0%.

- Cộng lại khoản khấu hao lợi thế thương mại từ việc tái cơ cấu tỷ lệ sở hữu ở Techcombank; và

- Điều chỉnh cho khoản lợi nhuận bất thường (bất lợi thương mại) liên quan đến thương vụ mua lại Công ty Khai Thác Chế Biến Khoáng Sản Núi Pháo (“Núi Pháo”) để phản ánh đúng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi.
 
Kết quả hợp nhất Q4 của MSN theo phương pháp thông thường và pro forma

Kết quả kinh doanh thông thường

Kết quả của Quý 4 năm 2010: Doanh thu thuần trong Q4 năm 2010 là 2.100 tỷ đồng, tăng 57,8% so với mức 1.331 tỷ đồng trong Q4 năm 2009.

- Tỷ suất lợi nhuận gộp của Quý 4 năm 2010 tăng lên 44,5% chủ yếu nhờ vào các sáng kiến tiết kiệm chi phí cũng như sự tăng trưởng mạnh trong doanh số của nhãn hàng mì ăn liền Omachi, sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao.

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 2.141 tỷ đồng trong Q4 năm 2010 so với mức 284 tỷ đồng trong Q4 năm 2009. Cần lưu ý rằng khoản bất lợi thương mại liên quan đến thương vụ mua lại Dự án Núi Pháo đóng góp 1.615 tỷ đồng vào lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.

- Tăng trưởng lợi nhuận thuần sau thuế đạt 646,2%. Lợi nhuận thuần sau thuế của Q4 năm 2010 đạt 2.227 tỷ đồng, so với mức 298 tỷ đồng của Q4 năm 2009.

Kết quả của 4 quý năm 2010

Doanh thu thuần trong 4 quý năm 2010 đạt 5.585 tỷ đồng, tăng 41,1% so với mức 3.958 tỷ đồng trong 4 qu{ năm 2009.

Tăng trưởng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 331,4%. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 2.972 tỷ đồng, tăng 331,4%.

Lợi nhuận thuần sau thuế đạt 2.996 tỷ đồng, tăng 341% so với mức 680 tỷ đồng trong cùng kỳ năm 2009.
 
Kết quả hợp nhất năm 2010 của MSN theo phương pháp thông thường và pro forma

Đối với báo tài chính “pro forma”

Lợi nhuận thuần sau thuế “pro forma” cho Q4 năm 2010 đạt 903 tỷ đồng, tăng 139,4% so với 377 tỷ đồng trong cùng kỳ năm 2009.

Bốn quý năm 2010: Lợi nhuận pro forma từ công ty liên kết tăng 88,1%. Chủ yếu do tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của Techcombank đạt 21,3% và từ sự gia tăng sở hữu lợi ích kinh tế của Tập đoàn trong Techcombank.

Lợi nhuận thuần sau thuế “pro forma” cho 4 quy năm 2010 đạt 1.862 tỷ đồng, tăng 88,7% so với 987 tỷ đồng trong cùng kz năm 2009.

Cập nhật hoạt động của các công ty MSN đầu tư:

Công ty Thực Phẩm Ma San: được biết đến với các sản phẩm nước chấm mang nhãn hiệu Chin Su, Nam Ngư… và mì ăn liền Omachi, Tiến Vua.

Công ty này hiện đứng số 1 trên thị trường nước chấm và số 2 trên thị trường mì ăn liền về thị phần bán lẻ tính đến ngày 31/12/2010.

+ Thị phần nước mắm đạt 73,8%

+ Thị phần nước tương đạt 80,4%

+ Thị phần mì ăn liền đạt 15,1% và Omachi hiện đang chiếm gần 40% thị phần trong phân khúc cao cấp

Tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế cộng gộp cho 4 quý đạt lần lượt là 41,1% và 83,7%. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 34,7% lên 42,9.
 
LNST pro forma của Tập đoàn Masan, LNST của Thực phẩm Masan
và Ngân hàng Techcombank

Ngân hàng Techcombank

Mở rộng mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch từ 190 điểm trong năm 2009 lên gần 280 điểm vào thời điểm cuối năm 2010, đạt mức tăng trưởng 47%. Tăng số lượng máy ATM gần 31% lên 740 máy trong năm 2010 so với 564 máy trong năm 2009

Tiếp tục hoạt động với mức độ kỉ luật cao trong công tác quản lý rủi ro minh chứng bởi tỷ lệ cho vay trên tiền gửi ở mức 65% tại thời điểm kết thúc năm 2010. Bên cạnh đó, thực hiện thành công mô hình đánh giá rủi ro tín dụng cho SME và phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng định tính (QCA) để tăng tính hiệu quả cho quy trình cho vay.

Tăng trưởng tiền gửi 28% lên mức 80.651 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2010.

Công ty Tài Nguyên Ma San: Doanh nghiệp nắm quyền khai thác mỏ đa kim Núi Pháo

Hiện đã hoàn thành hơn 93% công tác đền bù và tái định cư cho diện tích đất cần giải phóng cho việc xây dựng. Nhanh hơn tiến độ kế hoạch khoảng 7 tháng.

Hoàn thành đợt huy động vốn đầu tiên cho dự án. Thu xếp tài chính cho dự án bao gồm các khoản đầu tư từ Mount Kellett và Goldman Sachs cũng như việc kí kết thỏa ước chính thức với VDB cho một khoản vay có đảm bảo. Mount Kellett đã đầu tư khoảng 2.100 tỷ đồng (100 triệu USD) để đổi lấy 20% cổ phần của Công ty Tài nguyên Ma San.

Các mục tiêu quan trọng của Tập đoàn Masan trong năm 2011

- Tiếp tục giảm thiểu rủi ro của Dự án Mỏ Núi Pháo với việc hoàn tất thu xếp tài chính cho dự án dự kiến vào cuối quý 1 năm 2011;

- Thực thi việc chuyển đổi Công ty Thực Phẩm Ma San thành Công ty Tiêu dùng Ma San khi ban quản trị công ty muốn tận dụng lợi thế của nền tảng kinh doanh hiện tại để đa dạng hóa sang những phân khúc tiêu dùng có mức độ tăng trưởng cao khác;

- Xây dựng nền tảng ngân hàng giao dịch và củng cố hơn nữa thế mạnh của Techcombank trong việc huy động và cho vay ở mảng khách hàng cá nhân và khách hàng SME.

- Sử dụng M&A làm công cụ để phát triển các mảng kinh doanh hiện tại và các mảng kinh doanh mới.
 
KAL

duchai

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên