MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

TS. Cao Sĩ Kiêm: Doanh nghiệp cần được đối xử công bằng

11-08-2015 - 12:59 PM | Doanh nghiệp

"Nói thì nói rõ bình đẳng như thế nào, và phải được thể hiện bằng luật lệ bằng cơ chế cụ thể. Chứ bây giờ ông quốc doanh cứ nắm chặt lấy những đường phố còn DN tư nhân thì chẳng có gì chẳng ai cho, phải đi mua thì làm sao mà bình đẳng, làm sao mà cạnh tranh được"

TS. Cao Sỹ Kiêm
TS. Cao Sỹ Kiêm
Nguyên Thống đốc NHNN
16 bài viết

*Thưa ông, ở bài trước, ông đã nói đễn giải pháp tối ưu nhất mà các DN nên làm. Còn với các NH, đâu là giải pháp tối ưu nhât để có thể hướng dòng vốn tới DN trong bối cảnh NH muốn đưa vốn nhưng DN thì khó khăn?

* TS. Cao Sĩ Kiêm: Kinh nghiệm thực tế mấy NHTM (kể cả Đông Á bank cũng xử lý như thế) thì có mấy cách thế này: trong hoạt động thị trường bao giờ cũng có biểu hiện của những lỗ hổng, những lỗ châm kim mà mình có thể chọc vào được. Mỗi DN, mỗi đơn vị, mỗi vùng mỗi địa phương đều có thế mạnh tiềm năng riêng, đều có sở trường riêng. Các chính sách bây giờ đang mở và các điều kiện của NH và tài chính đang có sự hướng về sản xuất, nên bản thân các NH phải tự chọn lấy, xác định hướng kinh doanh, chiến lược kinh doanh của mình.

Thí dụ như Đông Á chẳng hạn thì lỗ hổng lớn nhất hiện nay là tiểu thương, những người buôn bán nhỏ. Chúng tôi từng xác định những người tư nhân họ rất cần vốn nhưng họ không được cung ứng vốn đầy đủ, vậy thì mình phải đi vào các đối tượng này. Tất nhiên những đối tượng này thì vốn họ không cần nhiều nhưng họ đông, bố trí khắp các nơi.

Thứ hai là trong kinh doanh thì kinh doanh có tính chất mùa vụ thì nó có tính chất khác, nhưng kinh doanh có tính chất luân chuyển thường xuyên lại khác, do đó, ngay việc chọn đối tượng tư nhân và DN tiểu thương thì chọn đối tượng như thế nào thì cũng phải tính toán. Thí dụ cho vay tiểu thương buôn bán nhỏ ở chợ chẳng hạn, thì cam kết của họ cao hơn, khả năng trả nợ của họ tốt hơn. Còn cho vay trong nông thôn thì diện kinh tế gia đình cần rất nhiều vốn, và trừ phi thiên tai dịch bệnh bị thất thu thì mình phải đóng, xây dựng bảo hiểm bù đắp lại, còn thường thường thì không lo. Đấy là những lỗ châm kim mà nơi nào cũng có và NH nào cũng có thể làm được. Hay như bây giờ đời sống sinh viên, những người thu nhập thấp,... là những lĩnh vực rất phù hợp với các NHTMCP.

* Liệu có thêm một cơ hội rất quan trọng nữa đến từ chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ hay không, thưa ông?

* TS. Cao Sĩ Kiêm: Hiện tại, còn một lợi thế nữa là chủ trương của Chính phủ là hướng về DN, tạo môi trường tạo điều kiện pháp lý để DN kinh doanh, để DN có thể cạnh tranh và hội nhập được. Năm tới có hai nhiệm vụ rất quan trọng một là tập trung tạo môi trường tạo điều kiện cho DN hai là hội nhập. Hai cái này đều tạo ra khả năng, môi trường làm ăn và điều kiện làm ăn được mở ra, được phát triển nhiều ngành nghề, người ta được mở ra được tự do làm ăn theo Luật DN và Hiến pháp, như thế cũng ngốn rất nhiều vốn. Chỉ anh NH nào phát hiện ra tìm trước chủ động đi đến và dám giúp họ để họ có khả năng họ phát triển thì đấy là cái tiềm năng hấp thụ vốn NH.

Có nghĩa là ở góc độ vi mô của từng DN và từng NH thì hãy xác định phân khúc thị trường, xác định đối tượng mà mình hướng đến và hãy tìm ra những cái ngách mà mình còn bỏ ngỏ để có được những giải pháp phương án. Anh giúp đỡ cho người ta làm, hướng cho người ta làm (giúp, tạo điều kiện để người ta làm dự án theo điều kiện của anh) thì đó là việc làm khôn ngoan nhất và là cách sáp vào tốt nhất giúp cho cả NH lẫn DN. Việc đưa được dòng vốn đến các đối tượng hộ tiểu thương, học sinh sinh viên cũng có nghĩa sẽ hỗ trợ ngược lại tổng cầu vì tiêu dùng tốt lên thì sẽ hỗ trợ tổng cầu. Vì những năm gần đây tổng cầu yếu vẫn là nguyên nhân khiến DN khó vươn lên, khiến cho hàng tồn kho nhiều và DN cũng khó tiếp cận được nguồn tín dụng.

Năm nay, nền kinh tế có sự tích cực hơn, thể hiện ở 3 vấn đề. Năm ngoái ta đã giải quyết được cơ bản các bức xúc của nền kinh tế thí dụ như thuế, thủ tục hành chính,...Vấn đề lãi suất, tỷ giá tương đối ổn định; những lĩnh vực khó khăn đã có những chính sách thuế sát hơn. Cải cách tư pháp bắt đầu có kết quả. Điều quan trọng là các chỉ tiêu đặt ra đã thực hiện được một cách toàn diện hơn cả, như về chăn nuôi, thuỷ hải sản,...công nghiệp đã bắt đầu có sự hồi phục. Đây là những kết quả năm ngoái để lại. Năm ngoái cũng đã khới lên những vấn đề dài hạn như đổi mới tăng trưởng..., các bước đột phá hạ tầng, thể chế, nhân lực cũng bắt đầu có những kết quả bước đầu. Từ đó tạo nên những chuyển biến mang tính dài hạn, bền vững hơn. Cuối cùng là những chỉ đạo của Chính phủ đã đi vào địa chỉ cụ thể của vấn đề. Thứ dụ ngay từ đầu năm đã có những định lượng về vốn cho các lĩnh vực ưu tiên.

*Ông có nghĩ rằng để DN vừa và nhỏ, đặc biệt trong đó là DN tư nhân phát triển, cần một cơ chế đối xử công bằng?

*TS. Cao Sĩ Kiêm: Cần chứ. Thứ nhất là phải tạo ra môi trường pháp lý.

Thứ hai là phải có sự bình đẳng. Nói thì nói rõ bình đẳng như thế nào, và phải được thể hiện bằng luật lệ bằng cơ chế cụ thể. Thí dụ cho đất cho cát thì phải như nhau, chứ bây giờ ông quốc doanh cứ nắm chặt lấy những đường phố còn DN tư nhân thì chẳng có gì chẳng ai cho, phải đi mua thì làm sao mà bình đẳng, làm sao mà cạnh tranh được.

Thứ ba là trong giai đoạn đầu rất quan trọng là phải có sự hỗ trợ của Nhà nước ở những lĩnh vực mà DN tư nhân không làm được thí dụ như những vấn đề về trang bị KHKT công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, cải tiến thủ tục hành chính, tư pháp... là những cái tư nhân không làm được mà NN phải tạo ra, phải giúp họ thì mới tạo ra động lực, sự bình đẳng cho mọi người, tạo ra ý thức cho mọi người rằng người ta phấn đấu như thế mới có kết quả.

Chứ một anh đứng trên một anh đứng dưới rồi bảo chạy đi thì rõ ràng anh tư nhân không thể đuổi kịp anh nhà nước, không thể có cạnh tranh được. Ngoài ra phải có sự đổi mới của cơ quan điều hành hoặc các cơ quan công quyền về ý thức, trách nhiệm kể cả trách nhiệm vật chất, trách nhiệm hình sự.

* Xin cảm ơn ông.

Theo Quảng Hà

Người đồng hành

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên