MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vietnam Airlines xin ưu ái Cổ phần hóa: Thành quả lớn nhất là... độc quyền!

02-07-2014 - 09:36 AM | Doanh nghiệp

"Thành quả lớn nhất của VNA sau CPH là tăng vốn, tăng tính độc quyền..." - GS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế Trung ương.

Sai lệch bản chất CPH

PV: -Thưa ông, Bộ GTVT đã trình Chính phủ phương án cổ phần hóa của VNA. Cụ thể, VNA giữ lại toàn bộ phần thặng dư vốn phát hành thêm cổ phần tương ứng với vốn nhà nước (75% vốn điều lệ) khi thực hiện cổ phần để tăng thêm vốn đầu tư làm cơ sở bổ sung nguồn vốn mua máy bay;

VNA tiếp tục được Chính phủ bảo lãnh miễn phí 100% vốn mua máy bay, động cơ máy bay…; cho phép miễn áp dụng quy định về tài sản thế chấp với các khoản vay để thực hiện mua máy bay A350 và B787.

Ông bình luận như thế nào về phương án này? VNA sẽ được gì với phương án cổ phần này, thưa ông?

GS Võ Đại Lược:-Mục đích của CPH là rất rõ ràng, CPH để thay đổi quản trị tạo ra chất mới trong doanh nghiệp, tuân thủ các nguyên tắc của thị trường- đặc biệt là nguyên tắc cạnh tranh và “lời ăn lỗ chịu”. Cách thức của nhà nước “quản lý” doanh nghiệp cũng phải thay đổi hẳn, chấm dứt hoàn toàn những biệt đãi hay can thiệp hành chính vào doanh nghiệp.

Tuy nhiên, phương án CPH của VNA chỉ nhằm một mục đích duy nhất là tăng thêm vốn, bên cạnh đó VNA lại còn xin thêm ưu đãi.

Tại sao tôi nói cách làm như thế chỉ nhằm mục đích tăng vốn mà không thay đổi bản chất quản trị?

Bởi lẽ, bản chất củaVNA là doanh nghiệp nhà nước độc quyền. Khi tiến hành CPH ở mức rất thấp, chỉ bán 25% cổ phần bán ra ngoài, nghĩa là nhà nước vẫn nắm quyền chi phối.

Cùng với đó, VNA lại xin giữ lại toàn bộ thặng dư sau phát hành cổ phiếu tương đương với phần vốn nhà nước để tăng thêm vốn đầu tư.Như vậy, nghĩa là chỉ giảm phần vốn nhà nước nhưng không thay đổi bản chất, chỉ đạt mục đích tăng vốn nhưng không thay đổi quản trị của doanh nghiệp.

Như vậythì hiệu quả kinh doanh của VNA chắc chắn sẽ không có được sự thay đổi đáng kể trong tương lai và nếu vậy thìVNA cổ phần để làm gì?

PV:-CPH đã không trả lại phần vốn nhà nước đầu tư xây dựng thương hiệu, cơ sở hạ tầng...(tiền thuế của dân), lại còn xin thêm nhiều ưu đãi.... Vậy phải hiểu phương án cổ phần này như thế nào? Và như thế, CPHnghĩa là Nhà nước còn bị mất nhiều hơn?

GS Võ Đại Lược: -Tôi cho rằng, chủ trương CPH đang được Chính phủlàm rất tích cực. Tuy nhiên,có thể thấy định hướng CPHgần như mới hướng tới mục đích là bắt tất cả doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế rút vốn khỏi đầu tư ngoài ngành.

Thứ hai, CPH nhưng không triệt để, cần phải giảm tỷ trọng DNNN xuống bằng cách buông hết những lĩnh vực không cần nắm.

Tôi thấy rằng, hầu hết các DNNN cổ phần hiện nay hầu hết Nhà nước vẫn đang nắm giữ cổ phần chi phối.Trên thế giới không có nền kinh tế thị trường nào xem doanh nghiệp quốc doanh là chủ đạo.

Nhà nước không kinh doanh kiếm lợi, mà phải để cho khu vực tư nhân làm. Nhiệm vụ của Nhà nước là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm những cân đối lớn cho nền kinh tế. Phải cải cách DNNN theo hướng đó.

Cụ thể là DNNN không tham gia toàn bộ vào chuỗi giá trị của nền kinh tế, mà chỉ làm ở những ngành, những phân khúc có ý nghĩa quan trọng, những khu vực kinh tế tư nhân chưa đủ sức làm hoặc vì khả năng sinh lợi kém nên không muốn tham gia.

Một khi khu vực kinh tế tư nhân đã đủ mạnh, thì DNNN nên rút dần để dồn sức phục vụ cho các mục tiêu công ích. Bởi lẽ DNNN sẽ không bao giờ có thể kinh doanh giỏi hơn khu vực kinh tế tư nhân.

Như vậy CPH như hiện naykhông những đang làm sai lệch mục tiêu CPH mà hoàn toàn không đạt được mục tiêu quan trọng của CPH là nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, không thay đổi được cái "chất" của doanh nghiệp.

Tăng tiền, tăng thế độc quyền!

PV: -Dù được tiếng là loại hình vận tải tân tiến nhất, nhưng các hãng hàng không Việt Nam lại phải chật vật để tồn tại ngay trên chính sân nhà. Theo thống kê, năng lực hành khách nội địa của hàng không Việt Nam chỉ đạt 12 triệu trên 90 triệu dân, khoảng 13% - đây là tỷ lệ thấp nhất trong cơ cấu vận tải thế giới.

Ông có niềm tin rằng, với những phương án như vậy, thì chắc chắn khi cổ phẩn sẽ tạo ra động lực thúc đẩy VNA phát triển tốt hơn? Nếu không, theo ông vấn đề thật sự của VNA nằm ở đâu?

GS Võ Đại Lược: -Phải khẳng định lại rằng, bản chất thực sự của VNA biểu hiện rõ nhất là sự độc quyền, một mình một chợ. Những gì đã là độc quyền thì khó phát triển tốt.

PV: -Có ý kiến cho rằng, với phương án này VNA không khác gì "hổ mọc thêm cánh", củng cố thêm vị thế độc quyền của VNA. Với việc vốn điều lệ tăng thêm hơn nghìn tỷ đồng, Vietnam Airlines vừa có thêm tiền để triển khai chương trình nâng cấp 4 sao trên toàn hệ thống mà hãng đề ra, trong khi vẫn giữ được các quyền lợi như tên thương hiệu gắn liền với quốc gia và cơ chế bảo lãnh của Chính phủ. Theo ông, như vậy có công bằng không? Thành quả VNA sẽ đạt được sau CPH là gì, thưa ông?

GS Võ Đại Lược:-Ở VN đối với ngành hàng không gần như không gọi là thị trường, vì chỉ có một ông chủ thì sao gọi là thị trường? Hơn nữa, đây lại là hàng không dân dụng quốc doanh, 100% vốn của Nhà nước.

Đã là doanh nghiệp nhà nước lạiđộc quyềnthì việccóđòi hỏi ưutiên, ưu đãi cũng là dễ hiểu.

Từ bản chất như vậy sẽ dẫn đến cái hệ quả đương nhiên phải như vậy và thành quả lớn nhất của VNA sau CPH là được tăng vốn, tăng tính độc quyền, nhưng không thay đổi được bản chất.

Có cơ sở nghi ngờ lợi ích nhóm

PV: -Thưa ông, nhiều người nhận định, VNA đang nhận được quá nhiều ưu đãi, tương tự trường hợp của Vinalines và SBIC. Theo ông, điều này có chứng tỏ thêm nghi ngờ của dư luận về nhóm lợi ích trong cổ phần hóa các doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước mà cụ thể là VNA hay không?

GS Võ Đại Lược: -Nghi ngờ là có lý, nhưng lợi ích nhómcũng nên hiểu theo nhiều mức độ.

Theo nghĩa tích cựccó khi lợi ích nhóm lại là chất xúc tác tốt cho việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nhưng nếu lợi ích nhóm hình thành chỉcấu xé, cắt xén tài sản công làm giàu cho cá nhân thì đương nhiên sẽ trở thành mối nguy hại.

PV:-Cổ phần hóa chỉ là một công cụ của tái cấu trúc nhưng tại sao tới nay, việc tái cấu trúc nền kinh tế mới chỉ nhắm tới mục tiêu cổ phần hóa. Điều này phải được hiểu như thế nào, thưa ông? Và nếu duy trì tình trạng như trên thì hậu quả sẽ thế nào?

GS Võ Đại Lược: -CPH doanh nghiệp hiện có hai phương án thế giới đang làm là: tư nhân hóa (CPH) và bán thẳng. Hiện nay, chủ trương CPH được coi là giải pháp mạnh mẽ nhất trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, ở Việt Nam đến nay khối DNNN vẫn nắm các lĩnh vực có lãi lớn và là đầu vào quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, khu vực này lại đang ở trong tình trạng giám sát kém, thua lỗ và không hiệu quả. DNNN chiếm khoảng 60% tổng dư nợ của đất nước và chiếm phần lớn tỷ lệ nợ xấu. Hầu hết dư nợ tín dụng nằm trong tay 5NHTM quốc doanh.

Có một thực tế, chúng ta yêu cầu CPH phải công khai minh bạch thông qua hình thức IPO trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, DNNN làm ăn thua lỗ, nợ nần, có IPO cũng không có người mua, trong khi các doanh nghiệp có lãi Nhà nước lại không muốn buông tay.

Nghĩa là chính sách CPH đang có vấn đề. Nếu CPH như phương án của VNA thì rõ ràng Nhà nước mất nhiều chứ không có lợi.

PV: Xin cảm ơn giáo sư!

>>  TS Nguyễn Đình Cung: Vietnam Airlines làm sai lệch bản chất cổ phần hóa

Theo Hiếu Lam


thunm

Báo Đất Việt

Trở lên trên