MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vinaconex tăng vốn mới trả được thặng dư

05-08-2009 - 17:35 PM | Doanh nghiệp

Đối với khoản thặng dư vốn từ phát hành cổ phần lần đầu, VCG đề nghị được thực hiện nộp khoản tiền trên sau khi hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng.

Trong tình hình hiện nay, nếu Vinaconex đột ngột bị thu số tiền thặng dư nói trên thì sẽ gây xáo trộn lớn về kế hoạch tài chính.

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch HĐQT Vinaconex đã chia sẻ những giải pháp sẽ thực hiện để vượt qua khó khăn này.

Trong bối cảnh tình hình hoạt động của các DN còn nhiều khó khăn, việc VCG phải nộp đi 810 tỷ đồng vốn thặng dư từ phát hành cổ phần lần đầu có ảnh hưởng gì tới sản xuất kinh doanh?

Toàn bộ khoản thặng dư thu được từ phát hành cổ phần lần đầu (thực chất chỉ còn lại khoảng 743 tỷ đồng, vì phải trừ đi 63 tỷ đồng thuế thu nhập DN không được miễn của dự án Trung Hòa - Nhân Chính mà trước đó VCG nộp vào (NSNN) đã được đầu tư vào các dự án.

Mặc dù các dự án này đã bắt đầu đi vào hoạt động, song không thể một sớm một chiều thu hồi vốn để nộp về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

Để có nguồn tiền thực hiện nộp về SCIC theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, VCG sẽ phải tăng cường thu hồi công nợ từ các chủ đầu tư, đặc biệt là từ các dự án giải ngân bằng nguồn vốn NSNN như: dự án đường Láng - Hòa Lạc, dự án xây dựng Trung tâm Hội nghị quốc gia, dự án Thủy điện BuônKuốp... song nguồn chủ yếu vẫn là nguồn thu từ đợt tăng vốn điều lệ từ 1.850 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng.

Vậy kế hoạch tăng vốn đã được ĐHCĐ năm 2009 thông qua có gì thay đổi không? Kế hoạch này dự kiến khi nào hoàn thành?

Kế hoạch tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng của VCG đến nay không có gì thay đổi. Kế hoạch này đang được các bộ phận chức năng của VCG tích cực triển khai các bước theo kế hoạch đã được HĐQT phê duyệt.

Hiện nay, VCG đã hoàn thành bản cáo bạch chào bán và các hồ sơ theo quy định. Dự kiến, bộ hồ sơ xin cấp phép tăng vốn sẽ được nộp lên UBCK trước ngày 15/8.

Tuy nhiên, có một số khó khăn liên quan đến quy định về báo cáo tài chính kiểm toán năm, cụ thể: "Báo cáo tài chính năm phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập được chấp thuận. Ý kiến kiểm toán đối với các báo cáo tài chính phải thể hiện chấp nhận toàn bộ. Trường hợp ý kiến kiểm toán là chấp nhận ngoại trừ thì khoản ngoại trừ phải là không trọng yếu và phải có tài liệu giải thích hợp lý về cơ sở ngoại trừ đó " (Thông tư số 17/2007/TT-BTC).

Trong khi đó, ý kiến ngoại trừ trong các báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán của VCG là điều rất khó tránh khỏi, do số lượng đơn vị trực thuộc nhiều (80 đơn vị), hơn nữa lại hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp nên việc tập hợp các chỉ tiêu doanh thu, giá vốn là vô cùng phức tạp. VCG đã có văn bản kiến nghị gửi Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, UBCK đề xuất tháo gỡ.

Xin ông cho biết nhu cầu vốn thực tế và khả năng đáp ứng của VCG cho các dự lớn mà VCG triển khai?

Các dự án đầu tư, công trình trọng điểm của VCG vẫn đang được triển khai thực hiện bình thường, bao gồm: dự án Xi măng Cẩm Phả, dự án Xi măng Yên Bình (Yên Bái), dự án Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà - Hà Nội, dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ, công nhân khu công nghiệp ở Kim Chung, dự án xây dựng Tòa nhà Vinaconex ở 34 Láng Hạ, dự án Khu nhà ở No5 tại Tnmg Hòa - Nhân Chính, dự án 423 Minh Khai.

Bên cạnh đó, VCG đang đẩy nhanh tiến độ của một số dự án tổng thầu lớn như: Dự án đầu tư xây dựng và mở rộng đường Láng – Hòa Lạc; dự án Bảo tàng Hà Nội; dự án Thủy điện Buôn Kuốp đã phát điện tổ máy số 1, dự kiến tháng 10 hoàn thành…

Tổng số vốn giải ngân cho các dự án đầu tư của VCG đến ngày 31/7/2009 là 9.174,08 tỷ đồng (toàn bộ số tiền thặng dư bán đấu giá cổ phần đã được đầu tư hết vào các dự án này)

Việc thu xếp nguồn tiền để trả lại khoản thặng dư IPO không đơn giản, Tổng công ty sẽ kiến nghị gì đối với Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến các kết luận của Thủ tướng?

VCG khẳng định sẽ chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm, VCG cũng như cộng đồng DN Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ của Chính phủ, các bộ, ngành để hỗ trợ VCG vượt qua khó khăn.

Cụ thể, đối với khoản thặng dư vốn từ phát hành cổ phần lần đầu, VCG đề nghị được thực hiện nộp khoản tiền trên sau khi hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng. VCG đề nghị Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, UBCK xem xét tháo gỡ vướng mắc về thủ tục xin cấp phép đã nêu như trên.

Sau khi được UBCK cấp phép tăng vốn, nếu SCIC vẫn thực hiện quyền mua cổ phiếu của mình thì sẽ thực hiện bù trừ số phải nộp của SCIC. Nếu SCIC không thực hiện quyền mua thì VCG thực hiện chào bán cho các NĐT khác và sử dụng nguồn thu từ đợt phát hành tăng vốn lần này để nộp về SCIC.

Tuy nhiên, việc tăng vốn lần này của VCG là bán cho cổ đông hiện hữu với giá bán bằng mệnh giá (theo ý kiến chỉ đạo của SCIC).

Trong trường hợp vướng mắc về thủ tục cấp phép tăng vốn không được tháo gỡ, để có ngay khoản tiền nộp vào NSNN, VCG kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo SCIC thông qua phương án cho phép VCG chào bán riêng lẻ khaongr 500 tỷ đồng trong tổng số 1.150 tỷ đồng mệnh giá cổ phiếu dự kiến phát hành tăng thêm đợt này cho các NĐT khác trong và ngoài nước.

Về các vấn đề tài chính có liên quan đến việc xác định giá trị DN khi thực hiện cổ phần hóa và dự án Trung Hòa – Nhân Chính, trong quá trình tham gia ý kiến về các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và NĐT đã có nhiều văn bản nêu rõ các căn cứ pháp lý và kiến nghị biện pháp xử lý cụ thể cho từng nội dung.

VCG sẽ đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét các đề xuất đó, tạo điều kiện để DN sớm ổn định sản xuất – kinh doanh.

Theo ĐTCK

thanhhuong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên