Đòn bẩy để du lịch Thừa Thiên Huế bứt phá
Bên cạnh chính sách phát triển du lịch của nhà nước, Thừa Thiên Huế đang nhận được lợi thế lớn từ các dự án đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân.
Thừa Thiên Huế trở thành căn cứ chính của hãng hàng không mới
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải sau khi thẩm định dự án thành lập Hãng hàng không Vietravel Airlines của Công ty cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam– Vietravel và sẽ đặt trụ sở chính tại Huế.
Một trong những nguyên nhân được phân tích khiến tốc độ phát triển của du lịch Huế nhiều năm qua chậm, chính là khả năng tiếp cận điểm đến từ bên ngoài vào Huế chưa tốt. Hạ tầng sân bay chưa đảm bảo, kèm với đó là số lượng các chuyến bay còn hạn chế. Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài đang chuẩn bị khởi công nâng cấp lên 5 triệu hành khách/năm cùng với Hãng Hàng không mới Vietravel Airline sẽ đi vào hoạt động trong Quý II/2020 (dự kiến) sẽ là giải quyết các khuyết điểm trên và tạo cơ hội lớn để du lịch Huế bứt phá.
Chia sẻ với ngành du lịch Huế, đại diện của Vietravel cho hay. Huế là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, điểm đến có tính khác biệt và đó là lý do mà Vietravel mong muốn đầu tư mạnh hơn vào Huế, thêm nhiều dịch vụ để tạo sức hút cho Huế. Vietravel cũng khẳng định, mục tiêu của hãng là phát triển điểm đến cho Huế. Theo đó, phía Vietravel sẽ chủ động tăng cường quảng bá, tìm kiếm nguồn khách, giúp Huế xây dựng thêm các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới, chất lượng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao hơn của du khách.
Theo các chuyên gia du lịch, hàng không là yếu tố chi phối cả ngành du lịch mỗi địa phương, khi lượng khách di chuyển bằng hàng không chiếm đến 80 – 90% tổng lượng khách. Ngược lại, du lịch mỗi địa phương phát triển, tần suất các chuyến bay cũng tăng lên. Khi du lịch và hàng không song hành sẽ tạo cho Huế thành một điểm đến năng động.
Thành phố Huế xuất hiện khu đô thị du lịch mới tại KĐT An Vân Dương
Apec Group – chủ đầu tư của hàng loạt các dự án lớn trong năm 2018 và 2019 chủ yếu trong phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng. Các dự án của Apec Group kéo dài từ Bắc vào Nam như: Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Phú Yên, Quy Nhơn, Ninh Thuận, Bình Thuận,… Tại Huế Apec Group đã rất thành công trong dự án Apec Royal Park, hiện nay toàn bộ số lượng căn hộ tại dự án đã được bán hết.
Khu đô thị Apec Royal Park đang hoàn thiện.
Sớm nhận thấy tiềm năng du lịch của Thừa Thiên Huế, Giai đoạn 2 của dự án APEC Royal Park Huế, thuộc Khu B đô thị mới An Vân Dương, Apec Group đã quy hoạch trở thành một đô thị du lịch kiểu mới. Tại đây sẽ phát triển bất động sản nghỉ dưỡng vừa đa dạng về loại hình vừa nâng cao về chất lượng. Tòa condotel Apec Mandala Wyndham Huế với gần 1.300 phòng khách sạn chất lượng 5 sao tiêu chuẩn quốc tế, dãy shophouse boutique hotel tràn ngập màu sắc, trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Apec Innovation Hub, Trung tâm hội nghị, biểu diễn nghệ thuật đa năng, cùng với hàng trăm tiện ích vui chơi giải trí hấp dẫn biến toàn khu trở thành một đại đô thị du lịch đáp ứng các dịch vụ nghỉ dưỡng cũng như giải trí của du khách về đêm.
Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo Apec Innovation Hub.
Bên cạnh đó để đa dạng dịch vụ cho khách du lịch Apec Group cũng đã lên kế hoạch phát triển các tuyến xe buýt đưa đón du khách từ khu nghỉ dưỡng đến các điểm thăm quan, hay hệ thống xe đạp để du khách khám phá thành phố đồng thời rèn luyện sức khỏe. Các hoạt động bảo vệ môi trường cũng được Apec Group quan tâm bởi các hoạt động thiết thực như kế hoạch làm nhà máy xử lý rác thải, hay các cuộc thi nhỏ về bảo vệ môi trường nâng cao ý thức của người dân và khách du lịch.
Cùng với những chính sách của nhà nước, sự chủ động từ phía các doanh nghiệp sẽ là yếu tố song hành, cộng hưởng tạo lực đẩy để du lịch Huế tăng tốc trong thời gian tới.