MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đồng JPY suy yếu, khách Việt đi Nhật tăng cao

Mặc dù thời gian xin cấp visa đến Nhật Bản mất tới khoảng 8 ngày làm việc và kinh phí du lịch ở Nhật Bản vẫn ở mức cao so với các thị trường khác có cùng khoảng cách địa lý, lượng du khách Việt Nam đến Nhật Bản vẫn tăng mạnh.

Thặng dư du lịch của Nhật Bản - được tính bằng cách lấy chi tiêu khách du lịch nước ngoài tại Nhật Bản trừ đi chi tiêu của khách du lịch Nhật Bản ở nước ngoài - lần đầu tiên đạt được trạng thái cân bằng trong năm tài khóa 2014, sau đó bắt đầu dương. Du khách đã chi 4,7 nghìn tỷ JPY (43,4 tỷ USD) cho nhà ở, bữa ăn và các mặt hàng khác trong năm tài khóa 2018, tăng gấp 3 lần so với 5 năm trước đó, theo Bộ Tài chính.

Nhiều khách sạn đang được xây dựng để đáp ứng làn sóng của du khách nước ngoài, đẩy giá đất lên cao, đặc biệt là ở các khu vực đô thị lớn.

Các chuyên gia đang cho rằng sự mở rộng nhanh chóng cảu tầng lớp trung lưu ở châu Á, cũng như những cải cách giảm bớt yêu cầu thị thực của chính quyền Nhật Bản đã có tác động tích cực vào việc thu hút khách du lịch từ Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á.

Ngoài ra, việc nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Nhật Bản kể từ năm 2013 đã làm đồng JPY yếu đi, dẫn đến việc tỷ giá hối đoái đang tốt hơn cho khách du lịch.

"Hóa đơn khách sạn của tôi là 7.000 THB (230 USD) mỗi ngày nhưng tôi đã tiết kiệm được khoảng 1.000 THB nhờ đồng tiền Thái Lan tăng giá", một du khách đến từThái Lan cho biết. "Tôi đã sử dụng số tiền tiết kiệm được để sắm một chiếc túi [ở Nhật Bản]".

Mặc dù thời gian xin cấp visa đến Nhật Bản mất tới khoảng 8 ngày làm việc và kinh phí du lịch ở Nhật Bản vẫn ở mức cao so với các thị trường khác có cùng khoảng cách địa lý, lượng du khách Việt Nam đến Nhật Bản vẫn tăng mạnh.

Nikkei đã phân tích tỷ giá hối đoái giữa đồng JPY với tiền tệ của 20 quốc gia và vùng lãnh thổ có công dân đến thăm Nhật Bản vào năm 2018 để đánh giá hiệu quả đối với du lịch. Cuộc khảo sát cho thấy mối liên hệ nhất định giữa đồng JPY yếu và số lượng khách du lịch đến từ 9 quốc gia, đặc biệt trong đó có Việt Nam.

Cùng với đó, sự góp mặt của các hãng hàng không mới với tham vọng mở rộng thị trường đến các sân bay đầu mối ở Nhật Bản, cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm du lịch đến Nhật Bản phát triển mạnh.

Theo số liệu gần nhất của Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản (JNTO), tổng số du khách Việt Nam đến Nhật Bản năm 2018 đạt gần 390.000 lượt, tăng 26% so với năm 2017. Chỉ tính riêng từ tháng 1 đến hết tháng 8/2019, lượng khách này đã đạt 337.000 lượt, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm 2018. Dự kiến đến năm 2020, số lượng du khách Việt Nam đến Nhật Bản sẽ đạt 1,5 triệu lượt.

Tổng cục Du lịch Quốc gia Nhật Bản (JTA) thống kê, trong khi du khách đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Hong Kong chiếm 73% tổng số khách nước ngoài, thì khách đến từ các quốc gia Đông Nam Á đã tăng với tốc độ cao từ năm trước, 26% đối với khách Việt Nam và 19% với khách Philippines.

Theo JTA, trong 3 tháng đầu năm nay, khách du lịch từ Việt Nam đã chi trung bình 54.000 JPY (498,33 USD) cho các cửa hàng Nhật Bản, chỉ đứng sau du khách Trung Quốc. Trong khi chi tiêu của tất cả khách du lịch nước ngoài trong quý giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm trước, khách du lịch Việt Nam đã chi thêm 22% so với cùng kỳ.

Hoàng An

Nikkei Asian Review

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên