MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dự án Rivera Park Hà Nội chậm nộp hơn 12 tỷ đồng tiền sử dụng đất

06-10-2016 - 16:38 PM | Bất động sản

Việc không thực hiện nộp 184,514 tỷ tiền sử dụng đất đúng thời hạn đã khiến dự án Rivera Park Hà Nội phát sinh thêm 12,803 tỷ đồng tiền chậm nộp. Số tiền này hiện tại chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thành, và đang tăng lên từng ngày.

Dự án Rivera Park Hà Nội (số 69 Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân) do Công ty CP Tu bổ di tích Trung ương (Vinaremon) và Công ty CP Đầu tư & Phát triển đô thị Long Giang là hai đơn vị đồng đứng tên nhà đầu tư theo giấy chứng nhận đầu tư (điều chỉnh) của UBND TP Hà Nội cấp ngày 28/7/2014.

Được biết, dự án có diện tích khu đất xây dựng là 11.234m2; chiều cao 24 tầng (số lượng căn hộ là 666); diện tích 2 tầng hầm để xe: 17.400m2, các căn hộ có diện tích từ 76m2 đến 114m2. Theo dự kiến của chủ đầu tư, công trình này sẽ hoàn thành vào quý II/2017.

Vì sao chủ đầu tư chậm nộp tiền sử dụng đất?

Xung quanh những “mập mờ” về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính tại dự án “đất vàng Thanh Xuân”, Phapluatplus.vn đã liên hệ làm việc với Chi cục Thuế quận Thanh Xuân để tìm hiểu thực hư.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Trung Dũng - Chi cục Phó Chi cục Thuế quận Thanh Xuân cho biết: “Theo Quyết định của UBND TP thì Công ty cổ phần tu bổ di tích trung ương Vinaremon hợp tác liên danh với Công ty CP Đầu tư & Phát triển đô thị Long Giang để thực hiện dự án.

Đến thời điểm hiện tại thì số tiền theo Thông báo của Chị cục Thuế Thanh Xuân ngày 18/1/2016 là 184,514 tỷ đồng tiền sử dụng đất, hiện tại chủ đầu tư đã hoàn thành. Tuy nhiên, tính đến ngày 31/8/2016 thì số tiền chậm nộp của dự án là 12,803 tỷ đồng đơn vị đầu tư vẫn chưa thực hiện nộp”.

Cũng theo Chi cục Thuế Thanh Xuân: “Theo Thông báo của cơ quan Thuế thì ngày 18/1 phát hành Thông báo yêu cầu đơn vị này nộp thuế, đến ngày 18/2, sau 30 ngày đầu tiên phải nộp 50% tổng số tiền và 60 ngày tiếp theo phải nộp 50% còn lại, nhưng tính đến 20/9 mới đây chủ đầu tư dự án này mới hoàn thành số tiền này.

Hiện tại chủ đầu tư đã nộp hết tiền gốc theo Thông báo của cơ quan Thuế, còn lại 12,803 tỷ đồng là số tiền tính chậm nộp của chủ đầu tư dự án theo quy định, thế nhưng chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thành. Số tiền này, trên hệ thống sẽ tính ngày chậm nộp và tự động nhảy lên” - ông Dũng cho hay.

Như vậy, 8 tháng sau ngày cơ quan Thuế phát hành thông báo, chủ đầu tư Rivera Park Hà Nội mới thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với dự án này. Tuy nhiên, do chậm nộp tiền sử dụng đất, nên phát sinh thêm 12,803 tiền chậm nộp của dự án và hiện tại chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thành.


Bên trong công trườn dự án Rivera Park Hà Nội.

Bên trong công trườn dự án Rivera Park Hà Nội.

Long Giang Land “chật vật” vì thiếu vốn?

Tại dự Rivera Park Hà Nội, một điều khiến dư luận cũng như như khách hàng lo lắng là đến thời điểm hiện tại, quy mô căn hộ đã tăng từ 400 lên 666 căn hộ, tổng mức đầu tư từ gần 760 tỷ đồng tăng lên 1.300 tỷ đồng. Trong khi đó, năng lực tài chính của chủ đầu tư đang ở giai đoạn cần đặt nhiều nghi vấn?

Tháng 4/2016, ĐHĐCĐ bất thường của Long Giang Land thông qua chủ trương phê duyệt tổng mức đầu tư dự án 69 Vũ Trọng Phụng dự kiến vào khoảng 1.327,98 tỷ đồng. Trong đó, nổi lên mức chi phí GPMB, tiền sử dụng đất đã tốn tới 205,7 tỷ đồng.

Thậm chí, HĐQT Long Giang Land được giao nhiệm vụ “quyết định về nguồn vốn đầu tư, được thế chấp dự án để phục vụ vay vốn và huy động vốn” cho dự án.

Ở diễn biến khác, Vinaremon đã song song thông qua hàng loạt vấn đề tại kỳ ĐHĐCĐ thường niên. Ngoài tổng mức vốn đầu tư dự án (như Long Giang Land đã quyết định), Vinaremon ủy quyền toàn bộ cho Long Giang Land là đại diện chủ đầu tư thực hiện các công việc liên quan trong triển khai dự án như: huy động vốn để thực hiện dự án, thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án để vay vốn ngân hàng để thực hiện dự án…

Như vậy, có thể thấy, sự quyết tâm của cả Vinaremon và Long Giang Land. Cùng với đó, là sự quyết tâm của Long Giang Land khi dấn thân vào cuộc đua vào sân chơi của những ông lớn bất động sản.

Nhưng ít ai biết rằng, để đánh bóng cho dự án Rivera Park Hà Nội, Long Giang Land đã phải tốn rất nhiều công sức để ghi dấu trong mắt nhà đầu tư bằng cách quảng bá rầm rộ dự án hồi tháng 5 vừa qua. Và quá khứ của dự án này cũng đã từng bị chậm tiến độ rất nhiều lần (chiếu theo giấy chứng nhận đầu tư).

Được biết, về đợt phát hành 10 triệu CP (ngay trong năm 2016), cổ đông chất vấn tại sao HĐQT đặt mức giá phát hành cho cổ đông hiện hữu không dưới 10.000 đồng/CP trong khi thị giá của CP LGL đang thấp hơn mệnh giá?

Lãnh đạo HĐQT lý giải rằng: Trị giá của cổ phiếu đang thấp nhưng ban lãnh đạo nhận thấy rằng công ty đã bước qua giai đoạn khủng hoảng và đặt chân vào thời kỳ phát triển tăng trưởng, nên dự kiến giá cổ phiếu cũng sẽ hồi phục mặc dù sẽ có độ trễ nhất định(!)

Tới tháng 8 gần đây, áp lực về vốn của siêu dự án tại Vũ Trọng Phụng đã lên cao tới mức Long Giang Land phải “cầu cứu” chính đối tác Vinaremon - đơn vị ghi nhận quyền sử dụng đất.

Với các lý do như dự án đang gấp rút triển khai thi công để hoàn thành hạng mục móng, tầng hầm đến cos 0.00 (điều kiện để dự án được phép kinh doanh bán nhà)...

Ở chiều hướng khác, giải pháp tình thế giữa thời điểm nước rút này là Long Giang Land đề nghị tới Vinaremon huy động vốn từ chính CBNV của Vinaremon (có nhu cầu mua căn hộ dự án).

Phapluatplus.vn sẽ tiếp tục thông tin.

Theo Lục Nam

Pháp luật Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên