MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đừng ngóng Washington, London mới là nơi quyết định Fed có tăng lãi suất trong tháng 6 hay không

20-05-2016 - 12:42 PM | Tài chính quốc tế

“Đừng vội cắm đầu lao theo viễn cảnh tăng lãi suất tháng 6. Vẫn còn nhiều chướng ngại vật ở phía trước và thậm chí nếu những chướng ngại vật đó đã được gạt bỏ, vẫn còn cuộc bỏ phiếu Anh ra khỏi EU.” John Briggs – giám đốc chiến lược tại RBS nhận định.

Hôm 18/5, báo cáo biên bản cuộc họp tháng 4 vừa được tung ra, theo đó Fed truyền đi tín hiệu rõ ràng và mạch lạc rằng lãi suất sẽ được tăng trong tháng 6, tuy nhiên có khả năng quyết định cuối cùng lại nằm trong tay người Anh.

Báo cáo cuộc họp công bố ngày 18/5 cho thấy cuộc họp vẫn chỉ xoay quanh những quan điểm của chủ tịch ngân hàng chi nhánh Fed – những người đã từng cảnh báo thị trường chưa có biểu hiện muốn tăng lãi suất. Biên bản cuộc họp đã kích hoạt một làn sóng chia rẽ sâu sắc phố Wall. Một nhóm tin vào khả năng Fed sẽ tăng lãi suất vào tháng 6; nhóm còn lại cho rằng cuộc bỏ phiếu 8 ngày về quyết định ra khỏi EU của Anh sẽ ngăn cản khả năng tăng lãi suất đúng thời hạn.

Thị trường rũ bỏ vẻ ảm đạm sau thông điệp đanh thép từ Fed. Mohamed El-Erian – nhà kinh tế trưởng thuộc Allianz nhận định: “Mọi người đều lo lắng rằng thị trường đã đánh giá thấp khả năng tăng lãi suất trong năm nay.” Khả năng tăng lãi suất trong tháng 6 hiện nay đã tăng từ 4% trong tuần trước lên 27%.

Chris Rupkey – Trưởng nhóm chuyên gia kinh tế tài chính tại MUFG Union Bank nhận định: “Sau một thời gian "bặt vô âm tín", Fed đang gửi đến thị trường một tín hiệu về khả năng tăng lãi suất vào tháng 6. Hãy đặt cược vào điều đó.” Nhưng một số người khác, bao gồm cả El-Erian lại cho rằng động thái của Fed chỉ đẩy thị trường đến một quan điểm khác – tăng lãi suất sẽ sớm xảy ra nhưng không chắc chắn là bao giờ.

El-Erian trả lời phỏng vấn CNBC cho biết: “Chắc chắn lãi suất sẽ tăng trong năm nay nhưng khó để nói rằng thời gian tăng lãi suất sẽ vào tháng 6 hay tháng 7 vì còn phụ thuộc vào kết quả bỏ phiếu của Anh về việc có ra khỏi EU hay không.”

Rick Rieder – chuyên gia đến từ BlackRock trao đổi với CNBC rằng, việc Anh ra khỏi EU có thể sẽ giữ chân Fed. “Trước khi Anh quyết định rời khỏi EU, tôi cho rằng khả năng tăng lãi suất là thấp.” Đồng bảng Anh vẫn đang tăng cùng với số liệu bỏ phiếu mới cho thấy quan điểm phản đối “Brexit” vẫn đang chiếm ưu thế. Bên cạnh đó cũng có những ý kiến ngược lại. Thị trường có khả năng biến động mạnh trong và sau cuộc bỏ phiếu.

El - Erian cho biết “Trong dài hạn, tôi không cho rằng Brexit là vấn đề cần cảnh báo bởi hai lý do. Thứ nhất, điều đó là không thể thay đổi và Anh sẽ có một hiệp định liên kết với EU. Thứ hai, Anh chưa bao giờ hứng thú với EU với vai trò là một liên minh thân thiết ngoại trừ khu vực tự do thương mại. Chính vì vậy, giữa hai bên tồn tại một khoảng cách. Tuy nhiên trong ngắn hạn sẽ có một số tác động do chưa rõ là điều gì sẽ thay đổi và thời gian thay đổi như thế nào."

Mọi sự chú ý của thị trường đổ dồn vào phát ngôn viên của Fed – những người có thiên hướng dựa vào số liệu kinh tế là tôn chỉ. Fed đã từng dự báo có ít nhất hai lần tăng lãi suất trong năm nay tuy nhiên thị trường vẫn cho rằng lần tăng đầu tiên sẽ phải đợi đến năm sau.

Hanson cho biết gần đây anh đã thay đổi thời gian dự kiến về cho lần tăng lãi suất của Fed từ tháng 6 sang tháng 9 “Chúng tôi đã nghĩ tới khả năng trong tháng 6, cho đến vài tuần gần đây, kho mà các số liệu yếu dần và sự không chắc chắn ngày càng chiếm ưu thế. Tôi cảm thấy Fed có vẻ như để lạm phát tăng.”

Ngoài phát ngôn của Fed, thị trường cũng theo dõi sát sao về chỉ số thất nghiệp sau khi tăng mạnh tuần trước. Khoảng 20.000 trong số 294.000 người thất nghiệp bị đổ cho là do kỳ nghỉ lễ mùa xuân của các trước học.

Báo cáo lợi nhuân của các công ty lớn cũng thu hút sự quan tâm của thị trường.

“Đừng vội cắm đầu lao theo viễn cảnh tăng lãi suất tháng 6. Vẫn còn nhiều chướng ngại vật ở phía trước và thậm chí nếu những chướng ngại vật đó đã được gạt bỏ, vẫn còn cuộc bỏ phiếu Anh ra khỏi EU.” John Briggs – giám đốc chiến lược tại RBS nhận định.

Anh Sa

CNBC

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên